Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào theo Nghị quyết 74/NQ-CP?
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào theo Nghị quyết 74/NQ-CP? Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính được quy định ra sao?
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào theo Nghị quyết 74/NQ-CP?
Vừa qua, ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).
Căn cứ theo Mục I Phụ lục Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp có nêu thời điểm chính thức bỏ cấp huyện như sau:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
a) Đối với các bộ, ngành trung ương
- Nhiệm vụ chung:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến công việc của bộ, ngành trung ương.
+ Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã. Trên cơ sở đó, chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Đồng thời, theo Phụ lục Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 như sau:
STT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Cấp trình hoặc gửi văn bản |
Thời gian hoàn thành |
I. |
Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp |
|
|
|
|
1 |
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý |
Bộ, cơ quan ngang bộ |
Bộ, ngành trung ương liên quan và các địa phương |
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ |
Trước ngày 30/6/2025 |
Theo đó, từ các quy định nêu trên thì Chính phủ đã chỉ đạo việc chấm dứt hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp trước ngày 30/6/2025.
Như vậy, sẽ chính thức bỏ cấp huyện kể từ ngày 01/7/2025 theo quy định nêu trên.
Trên đây là thông tin về "Chính thức bỏ cấp huyện khi nào theo Nghị quyết 74/NQ-CP?"
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào theo Nghị quyết 74/NQ-CP? (Hình từ Internet)
Chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập đơn vị hành chính được quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 về thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như sau:
Theo đó, Cán bộ công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ lãnh đạo có phụ cấp chức vụ (bao gồm bầu cử, bổ nhiệm) thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhưng vẫn là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó.
Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng.
Quá thời hạn trên, nếu bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới đó;
Nếu không được bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo thì hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) hoặc nghỉ chế độ theo các quy định hiện hành.
Lưu ý: Ngoài các chế độ, chính sách quy định nêu trên, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (kể cả ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã).
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];