Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025?
Đường link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 2025 tại TP HCM? Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh là gì? Căn cứ vào đâu để đánh giá?
Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025?
Dưới đây là Thông tin link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025:
Ngày 11/3/2025, Sở GD&ĐT TPHCM ban hành Công văn 1105/SGDĐT-GDPT về việc tổ chức Cuộc thi Olympic dành cho học sinh trung học phổ thông năm học 2024 - 2025.
[1] Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TP HCM 2025 đối với thí sinh:
https://quanly.hcm.edu.vn/tracuuketquathi |
- Hướng dẫn tra cứu:
+ Bước 1: Truy cập vào đường link: https://quanly.hcm.edu.vn/tracuuketquathi
+ Bước 2: Chọn "Kết quả điểm thi Olympic TPHCM tháng 4 2025".
+ Bước 3: Nhập Mã tra cứu theo cú pháp được hướng dẫn trên trang xem kết quả.
+ Bước 4: Chọn "Tôi không phải là người máy" để xác nhận và xem kết quả.
[2] Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025 đối với các đơn vị:
https://quanly.hcm.edu.vn/ |
Lưu ý: Đơn vị sử dụng tài khoản admin để truy cập vào trang quản lý sau khi truy cập vào link xem điểm thi Olympic tháng 4 2025 TPHCM dành cho các đơn vị.
- Hướng dẫn tra cứu:
+ Bước 1: Các đơn vị sử dụng tài khoản admin để đăng nhập vào trang quản lý: https://quanly.hcm.edu.vn/
+ Bước 2: Vào mục “HOẠT ĐỘNG HỌC SINH”, chọn "Kết quả kì thi"; trong “Danh sách kết quả các kì thi”, chọn "Kết quả điểm thi Olympic TPHCM tháng 4 2025" để xem kết quả.
+ Bước 3: Nhấn nút “Chi tiết” để xem kết quả chi tiết, sau đó có thể nhấn nút “Xuất Excel” để tải danh sách kết quả về máy.
Lưu ý: Thông tin Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Thể lệ cuộc thi Phụ nữ thành phố viết tiếp bản hùng ca 2025?
Xem thêm: Đáp án tuần 4 Cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng 2025?
Link tra cứu điểm thi Olympic tháng 4 TPHCM 2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh là gì? Căn cứ vào đâu để đánh giá?
[1] Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).
...
Theo đó, đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được hiểu là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).
[2] Căn cứ vào đâu để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì việc tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh dựa trên 3 căn cứ:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải thỏa mãn những yêu cầu gì?
Tại khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
...
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...
Theo đó, nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải thỏa mãn 3 yêu cầu:
[1] Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
[2] Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
[3] Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];