Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động nam khi nhận trợ cấp một lần cùng với lương hưu khi nghỉ hưu là bao nhiêu năm?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động nam khi nhận trợ cấp một lần cùng với lương hưu khi nghỉ hưu là bao nhiêu năm? Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam khi nhận trợ cấp một lần cùng với lương hưu khi nghỉ hưu sẽ là cao hơn 35 năm thời gian đóng bóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động nam khi nhận trợ cấp một lần cùng với lương hưu khi nghỉ hưu là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Mức bình quân tiền lương của người lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức bình quân tiền lương của người lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:
(1) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
(2) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
(3) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt.
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời điểm hưởng lương hưu như sau:
(1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
(2) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.
(3) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
(4) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này; quy định về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Đối với tiền lương trả thêm cho người lao động làm việc vào ban đêm có tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025 như thế nào? Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động là khi nào?
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động theo quy định mới? Bị xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những loại giấy tờ gì? Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Lao động nữ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không? Lao động nữ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao lâu thì mới được hưởng chế độ thai sản?
(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào từ 01/07/2025? Từ 01/07/2025 Thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng Techcombank?Từ ngày 01/01/2025 phải có sinh trắc học mới được thực hiện rút tiền và giao dịch chuyển khoản?
Cây nêu ngày Tết Âm lịch 2025: Truyền thống ý nghĩa hay chỉ là một phong tục? Người lao động có được từ chối yêu cầu đi làm vào ngày Tết Âm lịch hay không?
Sau khi cúng ông Công ông Táo thì làm gì? Cúng ông Táo có rơi vào ngày nghỉ không? Quy định về nghỉ phép năm của người lao động hiện nay ra sao?
Lịch nghỉ tết Shopee Express 2025 từ ngày nào đến ngày nào? Shipper shopee express nghỉ Tết âm lịch 2025 có được hưởng lương?