Sử dụng lời nói ngụ ý tình dục có được xem là quấy rối tình dục nơi công sở không? Nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục không?
Sử dụng lời nói ngụ ý tình dục có được xem là quấy rối tình dục nơi công sở không? Nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục không?
Sử dụng lời nói ngụ ý tình dục có được xem là quấy rối tình dục nơi công sở không?
Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
+ Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
+ Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
+ Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Như vậy, việc sử dụng lời nói ngụ ý tình dục được xem là hành vi quấy rối tình dục nơi công sở.
Sử dụng lời nói ngụ ý tình dục có được xem là quấy rối tình dục nơi công sở không? (Hình internet)
Nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục không?
Tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
....
Theo đó, nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong trường hợp này, nhân viên không phải báo trước.
Công ty có quyền sa thải đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
...
Như vậy, công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Trường hợp nội quy lao động không quy định hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải hoặc hành vi quấy rối tình dục được thực hiện tại nơi làm việc không được quy định áp dụng hình thức kỷ luật sa thải mà áp dụng các hình thức kỷ luật khác thì người sử dụng lao động không được xử lý sa thải.
Xem thêm
Từ khóa: Quấy rối tình dục Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Hành vi quấy rối tình dục Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Lời nói ngụ ý tình dục Quấy rối tình dụng nơi công sở Hành vi quấy rối Xử lý kỷ luật sa thải
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;