Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người lao động bị ốm đau có thể bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động bị ốm đau đang phải điều trị không? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động?
Đăng bài: 14:00 03/01/2025
Công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động bị ốm đau đang phải điều trị không?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị ốm đau đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Như vậy, có thể kết luận, công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị ốm đau đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền trừ khi:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà chưa hồi phục;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 tới 36 tháng đã điều trị 06 tháng liên tục mà chưa hồi phục;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn dưới 12 tháng đã điều trị quá nửa thời hạn hơp đồng lao động mà chưa hồi phục.
Người lao động bị ốm đau có thể bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Công ty hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được không?
Theo đó, Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Chiếu theo quy định trên, các bên đều có quyền hủy bỏ quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình.
Như vậy, công ty có thể hủy quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên việc này phải được thông báo bằng văn bản và phải được người lao động đồng ý.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Về quyền:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Bài viết liên quan
Người lao động nghỉ liên tiếp 07 ngày không phép, doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước không? Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể hủy bỏ không?
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang nghỉ việc riêng có hợp pháp không?
Mức tiền bồi thường khi người lao động tự ý nghỉ việc không báo trước là bao nhiêu? Người lao động nhận được quyết định nghỉ việc sau bao lâu?
Cần lưu ý gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dành cho người lao động? Người lao động có những quyền lợi gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật? Quy trình chấm dứt có các yêu cầu pháp lý nào?
Người lao động được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào? Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng có ngày phép năm không?
Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như thế nào? Phải được sự đồng ý của người lao động khi sắp xếp người lao động làm thêm giờ đúng không?
Doanh nghiệp phải thanh toán khoản nào cho người lao động khi phá sản? Khi doanh nghiệp phá sản, người lao động có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Trong những trường hợp nào bên thuê lại lao động được phép hoặc không được phép sử dụng lao động thuê lại?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?