Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động hay không?
Tôi muốn hỏi người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động không? Trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận tăng lương định kỳ nhưng không trả đủ lương có thể bị phạt như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tùng Dương - Long Thành.
Người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động không?
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
...”
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thông qua việc thỏa thuận khi thực hiện công việc.
Vấn đề tiền lương cũng là một trong những nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động với mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác cùng chế độ nâng bậc, nâng lương.
Bên cạnh đó, theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về chế độ nâng bậc, nâng lương như sau:
“Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.”
Theo đó, việc nâng lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
Như vậy, không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động. Việc có tăng lương hay không, tăng vào thời điểm nào sẽ được các bên căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế riêng do người sử dụng lao động ban hành.
Trường hợp, đã có thỏa thuận về việc tăng lương định kì định kỳ trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động có ghi nhận nội dung này thì người lao động cần xem kỹ điều kiện tăng lương để xác định xem mình đã đáp ứng đủ các điều kiện hay chưa.
Nếu nhận thấy mình đã thỏa mãn những điều kiện để được tăng lương định kỳ mà vẫn chưa được tăng lương, người lao động có thể chủ động kiến nghị lên người sử dụng lao động để đảm bảo những quyền lợi của mình.
Người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận tăng lương định kỳ nhưng không trả đủ lương có thể bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; ... ; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp đôi.
Như vậy, tùy thuộc vào số lượng lao động không được trả tiền lương như thỏa thuận thì người sử dụng lao động có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt theo quy định nêu trên.
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp đôi.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Sinh năm 1984 mệnh gì? Cách chọn đối tác kinh doanh phù hợp? Môi trường làm việc lý tưởng cho người sinh năm 1984?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?