Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước trong trường hợp nào?


Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước trong trường hợp nào?


Đăng bài: 01:10 01/01/2025

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định như thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Có thể hiểu, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi một bên trong quan hệ lao động (người lao động hoặc người sử dụng lao động) quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của bên kia. Hành vi này phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động để đảm bảo tính hợp pháp và tránh phát sinh tranh chấp.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước trong trường hợp nào?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

(1) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;

(2) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;

(3) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

(4) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

(6) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

>>>Xem thêm: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang nghỉ việc riêng có hợp pháp không?

13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động dưới đây:

(1) Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.

(2) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

(3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

(4) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(5) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(6) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

(7) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

(8) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

(9) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

(10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

(11) Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 và khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.

(12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.

(13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

>>>Xem thêm: Người lao động nghỉ việc 5 ngày liên tục trở lên có được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?

2 Nguyễn Phạm Đài Trang
04/01/2025

Người lao động được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào? Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng có ngày phép năm không?

04/01/2025

Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như thế nào? Phải được sự đồng ý của người lao động khi sắp xếp người lao động làm thêm giờ đúng không?

04/01/2025

Doanh nghiệp phải thanh toán khoản nào cho người lao động khi phá sản? Khi doanh nghiệp phá sản, người lao động có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?

03/01/2025

Trong những trường hợp nào bên thuê lại lao động được phép hoặc không được phép sử dụng lao động thuê lại?

Xem nhiều nhất gần đây

02/01/2025

Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?

03/01/2025

Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?

16/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.

19/12/2024

Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

02/01/2025

Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?

03/01/2025

Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào?  Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?

02/01/2025

Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

31/12/2024

Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?

30/12/2024

Thiệp chúc mừng năm mới 2025 đơn giản, đẹp? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

03/01/2025

Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?

NHANSU.VN

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Email: [email protected]

Điện thoại: (028)39302288

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ


© 2025 All Rights Reserved