Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản từ 01/7/2025
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản được áp dụng từ ngày 01/7/2025.
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)
Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thai sản từ 01/7/2025
Từ ngày 01/7/2025, đối tượng sau đây được hưởng trợ cấp thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Theo đó, đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Lao động nữ mang thai;
(2) Lao động nữ sinh con;
(3) Lao động nữ mang thai hộ;
(4) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
(5) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(6) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(7) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
Điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản trong một số trường hợp từ ngày 01/7/2025 bao gồm:
Trường hợp 1: Đối tượng quy định tại các điểm (2), (3), (4) và (5) phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
Trường hợp 2: Đối tượng quy định tại điểm (2) và điểm (3) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
Trường hợp 3: Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 4: Đối tượng quy định tại điểm (b) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Cơ sở pháp lý: Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 01/7/2025
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
[1] Trợ cấp thai sản;
[2] Hưu trí;
[3] Tử tuất;
[4] Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Mức hưởng trợ cấp thai sản từ ngày 01/7/2025
Mức hưởng trợ cấp thai sản từ ngày 01/7/2025 được quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
[1] Trợ cấp thai sản một tháng của người lao động quy định tại các điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng thì trợ cấp thai sản của người lao động quy định tại Điều 51, Điều 52, các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 53, các khoản 1, 2 và 4 Điều 54, khoản 2 Điều 55 và Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tháng đã đóng.
[2] Trợ cấp thai sản một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 51 và khoản 2 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được tính bằng trợ cấp thai sản một tháng chia cho 24 ngày.
[3] Trợ cấp thai sản khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được tính theo mức trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức trợ cấp mỗi ngày được tính bằng mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.
[4] Trợ cấp thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];