Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
Anh Hùng (TP. Hồ Chí Minh) đang làm việc tại bộ phần hành chính của một công ty cho thuê lại lao động. Hiện nay, giấy phép cho thuê lại của công ty anh đã gần hết hạn. Anh đã gửi câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp để hỏi về việc giấy phép hết hạn thì có được gia hạn không hay phải làm lại thủ tục cấp lại, đồng thời việc gia hạn được thực hiện tối đa bao nhiêu lần.
Về vấn đề này, Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp đã tổng hợp các thông tin và trả lời anh như sau: Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau: 1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời. 2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau: a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng; b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng; c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó. Theo đó, giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về quy định xử phạt trong trường hợp Giấy phép lao động hết hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực; c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập. |
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?
Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?