Quỹ bảo hiểm xã hội có cùng nguồn thu, chi với ngân hàng nhà nước theo quy định mới nhất 2025 không?
Quỹ bảo hiểm xã hội có cùng nguồn thu, chi với ngân hàng nhà nước theo quy định mới nhất 2025 không? Nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội gồm những gì? Nội dung quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội gồm những vấn đề gì?
Quỹ bảo hiểm xã hội cùng nguồn thu, chi với ngân hàng nhà nước theo quy định mới nhất 2025 không?
Căn cứ Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước; được hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật về kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Định kỳ 03 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư quỹ và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.
Trường hợp tiến hành hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước về bảo hiểm xã hội, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan kiểm toán nhà nước xử lý theo quy định của Luật Thanh tra và Luật Kiểm toán nhà nước, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc một cơ quan kiểm toán nhà nước; bảo đảm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Phân biệt rõ quỹ bảo hiểm xã hội với Ngân hàng Nhà nước qua một số tiêu chí đặc trưng sau đây:
Tiêu chí |
Quỹ bảo hiểm xã hội |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Chức năng |
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 |
Nguồn thu |
(1) Người sử dụng lao động đóng theo quy định. (2) Người lao động đóng theo quy định. (3) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ. (4) Ngân sách nhà nước. (5) Các nguồn thu hợp pháp khác. Căn cứ pháp lý: Điều 117 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
(1) Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư, gồm: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu về đầu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động tín dụng (2) Thu về nghiệp vụ thị trường mở (3) Thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng) (4) Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ (5) Thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật (6) Các khoản thu khác Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 07/2006/NĐ-CP |
Nguồn chi |
+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện + Chi đóng bảo hiểm y tế + Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. + Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội + Chi đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Căn cứ pháp lý: Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
+ Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng + Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và chi khen thưởng, phúc lợi + Các khoản đóng góp theo lương (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định), chi cho các hoạt động đoàn thể + Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật + Chi về tài sản + Trích 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng. + Các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ + Chi lập khoản dự phòng rủi ro + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Căn cứ pháp lý: Điều 14 Nghị định 07/2006/NĐ-CP |
Quỹ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Căn cứ Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải tuân thủ nguyên tắc sau
[1] Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, bền vững và hiệu quả.
[2] Đa dạng hóa danh mục đầu tư, cơ cấu và phương thức đầu tư phù hợp với năng lực và cơ sở vật chất của tổ chức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn.
[3] Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo chiến lược đầu tư dài hạn và phương án đầu tư hằng năm.
Nội dung quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội gồm những vấn đề gì?
Căn cứ Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định nội dung quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
[1] Quỹ bảo hiểm xã hội được đầu tư và hạch toán độc lập theo từng quỹ thành phần.
[2] Hoạt động đầu tư quỹ phải được kiểm soát, quản lý rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro.
[3] Chính phủ quy định quy trình kiểm soát, quản lý rủi ro đầu tư, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Xem thêm
Từ khóa: Quỹ bảo hiểm xã hội Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Dịch vụ ngân hàng Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;