Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các khoản nào từ ngày 1/7/2025? Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ gì?
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các khoản nào từ ngày 1/7/2025? Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ gì?
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các khoản nào từ ngày 1/7/2025?
Căn cứ Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chi trả các vấn đề sau đây:
[1] Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
[2] Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
+ Người đang hưởng lương hưu;
+ Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
[3] Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
[4] Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[5] Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương VII Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các khoản nào? (Hình từ internet)
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội để thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
+ Cải cách hành chính bảo hiểm xã hội; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
+ Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thuê, mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến quản lý và hoạt động bảo hiểm xã hội;
+ Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể mức chi như sau:
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở số phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, không bao gồm số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.
Danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định danh mục đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
[1] Danh mục đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường trong nước bao gồm:
+ Công cụ nợ của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái xây dựng Tổ quốc;
+ Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
+ Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt;
+ Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại các ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
[2] Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại thị trường quốc tế là trái phiếu Chính phủ.
[3] Phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm tự đầu tư, ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
[4] Chính phủ quy định lộ trình đa dạng hóa, tiêu chí danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Cụ thể, đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
(i) Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, bền vững và hiệu quả.
(ii) Đa dạng hóa danh mục đầu tư, cơ cấu và phương thức đầu tư phù hợp với năng lực và cơ sở vật chất của tổ chức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn.
(iv) Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện theo chiến lược đầu tư dài hạn và phương án đầu tư hằng năm.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025
Xem thêm
Từ khóa: Quỹ bảo hiểm xã hội Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội Trái phiếu Đóng bảo hiểm y tế Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hộ
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;