Hòn vọng phu Nàng Tô Thị nằm tại tỉnh nào của nước ta? Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này hiện nay là bao nhiêu?
Hòn vọng phu Nàng Tô Thị nằm tại tỉnh nào của nước ta? Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này hiện nay là bao nhiêu? Người lao động tại đây đi làm thêm giờ được hưởng lương ra sao?
Hòn vọng phu Nàng Tô Thị nằm tại tỉnh nào của nước ta?
Hòn vọng phu Nàng Tô Thị là một tượng đá độc đáo thuộc quần thể Khu danh thắng Nhị -Tam Thanh, nằm tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Hình ảnh tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng ở Lạng Sơn là một biểu tượng cho lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ Việt Nam, được gắn liền với một câu ca dao nổi tiếng đã được vào chương trình học của học sinh tiểu học: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh".
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về "Hòn vọng phu Nàng Tô Thị nằm tại tỉnh nào của nước ta?"
Hòn vọng phu Nàng Tô Thị nằm tại tỉnh nào của nước ta? Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này hiện nay là bao nhiêu? (Hình ảnh Internet)
Mức lương tối thiểu vùng của tỉnh này hiện nay là bao nhiêu?
Hòn vọng phu Nàng Tô Thị là một tượng đá nằm tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Do đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.960.000
23.800
Vùng II
4.410.000
21.200
Vùng III
3.860.000
18.600
Vùng IV
3.450.000
16.600
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu của tỉnh Lạng Sơn được quy định như sau:
...
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
...
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Theo quy định trên, mức lương tối thiểu của tỉnh Lạng Sơn được áp dụng như sau:
- Vùng III: Áp dụng đối với Thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn là 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ.
- Vùng IV: Áp dụng đối với các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn là 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ.
Người lao động đi làm thêm giờ được hưởng lương ra sao?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính như sau:
- Vào ngày thường được ít nhất 150%
- Vào ngày nghỉ hàng tuần được ít nhất 200%
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
+ Làm vào ban ngày: Người lao động được hưởng ít nhất 400% tiền lương so với ngày làm việc bình thường.
+ Làm vào ban đêm: Người lao động được hưởng ít nhất 490% tiền lương nếu làm việc vào ban đêm.
Người lao động nghỉ giải lao có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, theo quy định, nghỉ giải lao theo tính chất của công việc vẫn được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương.
Từ khóa: Hòn vọng phu nàng tô thị Hòn vọng phu nàng tô thị nằm tại tỉnh nào Mức lương tối thiểu của tỉnh lạng sơn Thời giờ làm việc Làm thêm giờ Mức lương tối thiểu
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;