Thời gian cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế?
Thời gian cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế? Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận?
Thời gian cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về thời gian cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lô hàng xuất khẩu hoặc cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ đến Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa của Bộ Y tế.
2. Thời hạn cấp không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.
Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
3. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa của Bộ Y tế).
4. Giấy chứng nhận hoặc văn bản nêu rõ lý do không cấp được trả tương ứng với hình thức nộp hồ sơ.
5. Số lượng Giấy chứng nhận được cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu.
6. Các thành phần hồ sơ phải còn hiệu lực pháp lý tại thời điểm nộp hồ sơ.
Như vậy thời gian cấp giấy chứng nhận quy định nêu rõ như sau:
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận: Không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định.
- Trường hợp không cấp hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
- Thời gian thẩm định hồ sơ: Tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
- Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định và có văn bản trả lời.
- Hồ sơ không còn giá trị: Nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện sửa đổi, bổ sung trong vòng 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu, thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế?
Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân bị phát hiện cung cấp một trong các thành phần hồ sơ giấy tờ giả mạo hoặc không đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà mặt hàng thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
3. Giấy chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cơ sở đó bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
4. Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân bị phát hiện cung cấp một trong các thành phần hồ sơ giấy tờ giả mạo hoặc không đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà mặt hàng thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
- Giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế cấp cho cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cơ sở đó bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.
- Giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được cấp không đúng thẩm quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi của Bộ Y tế?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 08/2025/TT-BYT quy định về cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu như sau:
- Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành văn bản thu hồi giấy chứng nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu đã được cấp giấy chứng nhận; đồng thời đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Cục và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc giấy chứng nhận không còn giá trị hiệu lực; Giấy chứng nhận hết hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thu hồi.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận phải nộp giấy chứng nhận đã cấp cho Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];