Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo Thông tư 26/2025/TT-BCT, dân xuất nhập khẩu cần biết?

Trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Thông tư 26 mới? Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn bao lâu?

Đăng bài: 11:02 17/05/2025

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo Thông tư 26/2025/TT-BCT, dân xuất nhập khẩu cần biết?

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có những vấn đề như sau:

- Các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại;

- Hoạt động cung cấp, thu thập và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra, rà soát vụ việc phòng vệ thương mại;

- Quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

- Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2025/TT-BCT quy định cụ thể các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

Phạm vi xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
2.Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nằm trong danh sách được xem xét miễn trừ được quy định tại quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các quyết định về kết quả rà soát của từng vụ việc;
b) Hàng hóa mà ngành sản xuất trong nước trong vụ việc tương ứng không sản xuất được;
c) Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
d) Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
đ) Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường hoặc trong trường hợp bất khả kháng dẫn tới thiếu hụt nguồn cung của ngành sản xuất trong nước;
e) Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2025/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Như vậy, các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:

- Nằm‍‍ trong‍‍ danh‍‍ sách‍‍ miễn‍‍ trừ‍‍ tại‍‍ quyết‍‍ định‍‍ áp‍‍ dụng‍‍ biện‍‍ pháp‍‍ hoặc‍‍ kết‍‍ quả‍‍ rà‍‍ soát‍‍ của‍‍ từng‍‍ vụ‍‍ việc‍‍.

- Ngành‍‍ sản‍‍ xuất‍‍ trong‍‍ nước‍‍ không‍‍ sản‍‍ xuất‍‍ được‍‍ hàng‍‍ hóa‍‍ đó‍‍.

- Hàng‍‍ hóa‍‍ có‍‍ đặc‍‍ điểm‍‍ khác‍‍ biệt‍‍ mà‍‍ hàng‍‍ trong‍‍ nước‍‍ không‍‍ thể‍‍ thay‍‍ thế‍‍.

- Là‍‍ sản‍‍ phẩm‍‍ đặc‍‍ biệt‍‍ của‍‍ hàng‍‍ hóa‍‍ tương‍‍ tự‍‍ hoặc‍‍ cạnh‍‍ tranh‍‍ trực‍‍ tiếp‍‍ sản‍‍ xuất‍‍ trong‍‍ nước‍‍.

- Hàng‍‍ hóa‍‍ trong‍‍ nước‍‍ không‍‍ được‍‍ bán‍‍ trong‍‍ cùng‍‍ điều‍‍ kiện‍‍ thông‍‍ thường‍‍ hoặc‍‍ thiếu‍‍ hụt‍‍ nguồn‍‍ cung‍‍ do‍‍ bất‍‍ khả‍‍ kháng‍‍.

- Hàng‍‍ nhập‍‍ khẩu‍‍ phục‍‍ vụ‍‍ nghiên‍‍ cứu,‍‍ phát‍‍ triển‍‍ hoặc‍‍ mục‍‍ đích‍‍ phi‍‍ thương‍‍ mại,‍‍ nằm‍‍ trong‍‍ tổng‍‍ lượng‍‍ đề‍‍ nghị‍‍ miễn‍‍ trừ nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2025/TT-BCT.

Các trường hợp cụ thể được Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải dựa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Thông tư 26 mới?

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Thông tư 26 mới? (Hình từ Internet)

Cá nhân, tổ chức nào được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 26/2025/TT-BCT quy định cụ thể cá nhân, tổ chức được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
1. Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;
2. Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Như vậy, cá nhân, tổ chức được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:

- Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

- Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Từ khóa: Thông tư 26/2025/TT-BCT Phòng vệ thương mại Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Biện pháp phòng vệ thương mại Đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Đối tượng đề nghị miễn trừ

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...