Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngành Lưu trữ học ra làm gì? Lưu trữ viên có nhiệm vụ gì?
Ngành Lưu trữ học là gì? Những tố chất cần thiết để trở thành một nhà lưu trữ học? Ngành Lưu trữ học ra làm gì? Trường đào tạo ngành Lưu trữ học uy tín, chất Lượng?
Ngành Lưu trữ học ra làm gì?
Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngành Lưu trữ học ra làm gì:
(1) Ngành Lưu trữ học được hiểu như thế nào?
- Lưu trữ là ngành học cung cấp các kiến thức liên quan đến hoạt động bảo quản an toàn thông tin ở định dạng giấy hoặc kỹ thuật số không còn sử dụng thường xuyên để lưu giữ lâu dài. Những thông tin này vẫn có giá trị đối với các doanh nghiệp và cần được lưu trữ để tham khảo trong tương lai.
- Tài liệu lưu trữ được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm đáp ứng nghĩa vụ lưu giữ thông tin và đảm bảo dữ liệu lưu trữ luôn sẵn sàng khi cần thiết. Ví dụ, trong trường hợp có bất đồng về hoạt động kinh doanh, hợp đồng hoặc giao dịch tài chính, các tài liệu lưu trữ liên quan đến vấn đề đó có thể được truy xuất.
- Một nhà lưu trữ là một chuyên gia về thông tin. Họ là người thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về các hồ sơ, tài liệu và phương tiện truyền thông khác nhau. Sau đó, họ thẩm định giá trị của những tài liệu này, bảo quản chúng và tạo danh mục cho người khác truy cập. Một nhân viên lưu trữ có chuyên môn về tài liệu sẽ có một lượng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực của họ.
(2) Những tố chất cần thiết để trở thành một nhà lưu trữ học?
Các nhân viên lưu trữ sở hữu vô số kỹ năng mềm và kỹ năng kỹ thuật giúp họ thành thạo công việc của mình. Bạn có thể thấy một số kỹ năng ở một nhân viên lưu trữ sở hữu bao gồm:
- Định hướng chi tiết:
+ Công việc của những người làm công tác lưu trữ được định hướng rất chi tiết vì họ xử lý và quản lý một lượng lớn tài liệu và hồ sơ, nhiều trong số đó được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số. Để đảm bảo độ chính xác, họ phải nhận thức sâu sắc về hiệu suất của mình khi điều hướng qua các cơ sở dữ liệu phức tạp.
- Kỹ năng CNTT:
+ Nhân viên lưu trữ làm việc với nhiều hệ thống thông tin và công cụ quản lý. Họ cần phải có một số kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm để có thể tiến hành nghiên cứu độc lập và vận hành các chương trình quản lý tài liệu điện tử một cách hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp:
+ Họ cần có kỹ năng giao tiếp đặc biệt để làm việc với công chúng và chuyển tiếp chính xác nghiên cứu và thông tin của họ cho những người khác.
- Kỹ năng phân tích:
+ Các nhà lưu trữ có kỹ năng phân tích vững vàng để thẩm định tài liệu và xác định nguồn gốc, giá trị và tình trạng của chúng trước khi quyết định bảo quản chúng.
(3) Ngành Lưu trữ học ra làm gì?
Hiện nay, cử nhân Lưu trữ học có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp như:
- Lưu trữ viên trong các lưu trữ lịch sử (trung ương, tỉnh), lưu trữ chuyên ngành (quân đội, công an, điện lực, tài nguyên - môi trường,… từ cấp tỉnh trở lên) và lưu trữ cơ quan của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Chuyên viên văn thư trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác;
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ tại các trường đại học;
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư và công tác lưu trữ;…
(4) Trường đào tạo ngành Lưu trữ học uy tín, chất lượng?
- Do tính chất công việc đặc thù, hiện nay, chỉ có vài cơ sở đại học ở Việt Nam đào tạo ngành lưu trữ học. Dưới đây là danh sách một vài cơ sở uy tín do Glints tổng hợp được:
+ Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
+ Đại học Nội Vụ
+ Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam
+ Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM
+ Đại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM
+ Cao đẳng sư phạm Trung ương
Lưu ý: Thông tin về Ngành Lưu trữ học ra làm gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngành Lưu trữ học ra làm gì? (Hình ảnh từ Internet)
Lưu trữ viên có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định thì Lưu trữ viên có nhiệm vụ như sau:
- Tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ;
- Tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống công cụ tra cứu;
- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ;
- Tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan;
- Tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hóa, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Quy định về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên như sau:
Sau khi hết thời gian tập sự và đạt yêu cầu thì người tập sự được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và xếp lương theo Bảng 3.
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Bảng lương 3) như sau:
[2] Trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên
- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo đại học được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (Viên chức loại A1);
- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo thạc sỹ được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (Viên chức loại A1);
- Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo tiến sĩ được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 (Viên chức loại A1).
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];