Ngành hộ sinh là gì? Học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp?
Ngành hộ sinh? Học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp? Hội đồng đại học công lập đào tạo ngành hộ sinh có trách nhiệm và quyền hạn?
Ngành hộ sinh là gì? Học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp?
[1] Ngành hộ sinh là gì?
Ngành hộ sinh là một trong những chuyên ngành thuộc ngành điều dưỡng.
Ngành hộ sinh là một ngành y tế chuyên tập trung vào sức khỏe của phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai, đến thời kì sinh nở và hậu sản.
Ngành hộ sinh đặc biệt quan trọng bởi nó có tỷ lệ làm giảm tử vong cho người mẹ và trẻ sơ sinh trong suốt quá trình mang thai đến hết chu kì hậu sản.
Các yếu tố tạo nên môn ngành hộ sinh cực kỳ quan trọng:
- Ngành hộ sinh giúp người mẹ trong thai kì có một sức khỏe tốt hơn cả thể chất lẫn tinh thần. Đảm bảo người mẹ mang thai không quá vất vả.
- Giúp cho quá trình sinh con trở nên an toàn hơn bằng việc hỗ trợ thông tin, giúp đỡ trong quá trình mang thai.
- Theo dõi quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh và sau sinh về sức khỏe, khám sàng, phát hiện và kiểm soát các biến chứng,...
[2] Học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp?
Thực tế, nhu cầu tuyển người làm hộ sinh rất rất cao, hằng năm có hơn 1,5 triệu ca sinh nở trên khắp đất nước Việt Nam, chính vì vậy công việc hộ sinh được xem là công việc không sợ thất nghiệp khi ra trường.
Cùng với đó, nhu cầu hộ sinh tại cách thành phố lớn là rất cao, do khu vực người dân quan tâm lớn đến sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh.
Hầu hết, tại các cơ sở Y tế nào cũng cần những hộ sinh hoặc không những thế những hộ sinh có thể được yêu cầu làm việc riêng cho các gia đình có nhu cầu với mức thu nhập rất cao.
Mặt khác, công việc hộ sinh không phải chỉ có thể làm hộ sinh mà còn có thể thực hiện các công việc nghiệp vụ khác:
- Tư vấn sức khỏe và giáo dục sức khỏe thai kỳ, sinh nở và hậu sản.
- Tư vấn kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Công tác tại nhiều bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ viện hoặc đơn vị chăm sóc sức khỏe.
Trên là thông tin ngành hộ sinh là gì và học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp.
>> Ngành tài chính ngân hàng là gì? Dự báo cơ hội việc làm khi học ngành tài chính ngân hàng?
>> Ngành thương mại điện tử là gì? Các kỹ năng cần có và công việc khi học ngành này ra sao?
Ngành hộ sinh là gì? Học ngành hộ sinh không sợ thất nghiệp? (Hình từ Internet)
Hội đồng đại học công lập đào tạo ngành hộ sinh có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Hội đồng đại học
1. Hội đồng đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học, việc kết nạp thành viên mới, tổ chức lại đại học theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này, phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Quyết định về phương hướng đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
d) Quyết định về cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên của đại học; tiêu chuẩn chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có), thành viên hội đồng đại học; tiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc đại học; quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc đại học trên cơ sở đề xuất của giám đốc đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này; việc quyết định các chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học do quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất;
đ) Quyết định chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực dùng chung trong đại học; chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển đại học; quyết định chủ trương đầu tư, sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của đại học theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đại học; quy định chính sách tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học theo kết quả, hiệu quả công việc; quy định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, thông qua quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của đại học;
e) Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng đại học thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đại học và trách nhiệm giải trình của giám đốc đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng đại học;
g) Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng đại học; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong đại học;
h) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học; nhiệm vụ, quyền hạn khác đối với đơn vị thuộc, trực thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
...
Như vậy, hội đồng đại học công lập đào tạo ngành hộ sinh có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học, việc kết nạp thành viên mới, tổ chức lại đại học theo quy định của pháp luật;
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định về phương hướng đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
- Quyết định về cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên của đại học; tiêu chuẩn chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có), thành viên hội đồng đại học; tiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc đại học; quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc đại học trên cơ sở đề xuất của giám đốc đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012; việc quyết định các chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học do quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất;
- Quyết định chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực dùng chung trong đại học; chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển đại học; quyết định chủ trương đầu tư, sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của đại học theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đại học; quy định chính sách tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học theo kết quả, hiệu quả công việc; quy định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, thông qua quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của đại học;
- Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng đại học thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đại học và trách nhiệm giải trình của giám đốc đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng đại học;
- Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng đại học; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong đại học;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học; nhiệm vụ, quyền hạn khác đối với đơn vị thuộc, trực thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012.
Thành viên ngoài đại học trong hội đồng đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 18 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Hội đồng đại học
...
3. Số lượng thành viên hội đồng đại học phải là số lẻ, có thành phần và trách nhiệm như sau:
a) Thành viên hội đồng đại học công lập bao gồm thành viên trong và ngoài đại học.
Thành viên trong đại học bao gồm bí thư cấp ủy, giám đốc đại học, chủ tịch công đoàn đại học, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của đại học; chủ tịch hội đồng trường của đơn vị thành viên (nếu có) hoặc người đứng đầu đơn vị thành viên trong trường hợp đơn vị không có hội đồng trường; đại diện giảng viên, viên chức và người lao động của đại học do hội nghị đại biểu của đại học bầu.
Thành viên ngoài đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng đại học bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện thành viên ngoài đại học do hội nghị đại biểu của đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động;
...
Như vậy, thành viên ngoài đại học trong hội đồng đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng đại học.
Bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện thành viên ngoài đại học do hội nghị đại biểu của đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.
Từ khóa: ngành hộ sinh Ngành hộ sinh là gì hộ sinh thất nghiệp công việc hộ sinh Hội đồng đại học học công đào tạo Trách nhiệm quyền hạn
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;