Học hàm học vị là gì? Sự khác biệt giữa học hàm và học vị ra sao?

Học hàm học vị là gì? Sự khác biệt giữa học hàm và học vị (degrees and titles) thế nào? Cần phải đáp ứng được điều kiện như thế nào khi dự tuyển học vị Tiến sĩ?

Đăng bài: 13:20 29/01/2025

Học hàm học vị là gì?

Học hàm học vị là 2 khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, học hàm học vị được định nghĩa như sau:

[1] Học hàm là danh hiệu được trao tặng cho các cá nhân có năng lực chuyên môn vượt trội và tham gia trong lĩnh vực giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

Nó không chỉ thể hiện trình độ kiến thức mà còn là sự công nhận đối với những đóng góp của họ trong việc phát triển tri thức.

Việc trao học hàm được quyết định bởi Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam và quyết định này cần phải có sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và chất lượng trong quy trình đánh giá.

[2] Học vị là danh hiệu hoặc bằng cấp do các cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp phát, như trường Đại học, Cao đẳng hoặc tổ chức giáo dục được Nhà nước công nhận.

Đây là sự công nhận chính thức dành cho những người đã hoàn thành một trình độ học vấn nhất định và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chương trình đào tạo.

Xem thêm: Học hàm học vị là gì? Phân biệt giữa học hàm và học vị?

Học hàm học vị là gì? Sự khác biệt giữa học hàm và học vị ra sao?

Học hàm học vị là gì? Sự khác biệt giữa học hàm và học vị ra sao? (Hình từ Internet)

Sự khác biệt giữa học hàm và học vị (degrees and titles) ra sao?

Học hàm học vị là hai khái niệm thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Mặc dù có sự tương đồng về mặt chức danh, nhưng giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại những khác biệt rõ rệt cần phải lưu ý.

Theo đó, có thể phân biệt giữa học hàm học vị như sau:

 

Học vị

Học hàm

Khái niệm

Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong và ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.

Học hàm dùng để chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được một tổ chức có quyền hạn nào đó phong cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Tại Việt Nam, học hàm do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xét và đề nghị thủ tướng phê chuẩn.

Các chức danh

Từ thấp lên cao, học vị gồm các chức danh như sau:

[1] Tú tài: Tốt nghiệp THPT

[2] Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ,..: Tốt nghiệp Đại học

[3] Thạc sĩ: Tốt nghiệp cao học trong nước hay ngoài nước.

[4] Tiến sĩ.

[5] Tiến sĩ Khoa học: Khái niệm Tiến sĩ khoa học ở Việt Nam đang được dùng để chỉ các học vị cao hơn học vị Tiến sĩ thông thường.

Học hàm bao gồm 02 chức danh cụ thể như:

Phó giáo sư và Giáo sư. Hai chức danh này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau.

 

Chế độ lương

(theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 117/2016/NĐ-CP)

 

Các chức danh học vi như: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tham gia, giảng dạy, nghiên cứu được xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức là giảng viên theo:

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 117/2016/NĐ-CP

Các chức danh học hàm bao gồm: Phó giáo sư và Giáo sư được xếp lương theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 117/2016/NĐ-CP

Một số cách viết tắt

- LLB, LL.B (The Bachelor of Laws): cử nhân luật

- B.A., BA, A.B. hoặc AB (The Bachelor of Art): cử nhân khoa học xã hội

- Bc., B.S., BS, B.Sc. hoặc BSc (Bachelor of Science): Cử nhân khoa học tự nhiên

- M.A (The Master of Art): Thạc sĩ khoa học xã hội

- M.S., MS hoặc M.Si. (The Master of Science): thạc sĩ khoa học tự nhiên

- MBA (The Master of Business Administration): thạc sĩ quản trị kinh doanh.

- Ph.D (Doctor of Philosophy): tiến sĩ (các ngành nói chung)

- M.D (Doctor of Medicine): tiến sĩ y khoa

- D.Sc. (Doctor of Science): tiến sĩ các ngành khoa học

- Associate Professor (Assoc. Prof.): phó giáo sư

- Professor: giáo sư

 

Điều kiện được cấp

Dựa trên kết quả học tập và nghiên cứu của học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Dựa vào trình độ học vấn, chuyên môn sâu và những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu hoặc giảng dạy.

Lưu ý: nội dung so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Dự tuyển học vị Tiến sĩ cần phải đáp ứng được những điều kiện gì theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, quy định về đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:

[1] Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;

- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;

- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua:

+ Luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu;

+ Bài báo, báo cáo khoa học đã công bố;

+ Có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

d) Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

[2] Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

[3] Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

[4] Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác và những yêu cầu khác đối với người dự tuyển tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo.

Chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo trên cơ sở những yêu cầu tối thiểu quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT.

Xem thêm: PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ"

726 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...