Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026?
Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển Đại học Sài Gòn năm 2025 2026? Phương thức xét tuyển Đại học Sài Gòn năm 2025 2026? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học?
Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026?
Dưới đây là thông tin Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026:
Xem chi tiết Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026: Tại đây
>> Xem thêm Dự kiến học phí trường Đại học Sài Gòn NH 2025 2026 gần 193 triệu đồng?
>> Xem thêm DAV là trường gì? DAV tuyển sinh những ngành nào?
Đại học Sài Gòn: Tuyển sinh ngành nào - Tổ hợp môn xét tuyển năm 2025 2026? (Hình từ Internet)
Phương thức xét tuyển Đại học Sài Gòn năm 2025 2026 ra sao?
Phương thức xét tuyển Đại học Sài Gòn năm 2025 2026 như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Đối tượng xét theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ÐT và theo Đề án tuyển sinh của Trường năm 2025.
- Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả Kì thi đánh giá năng lực của Đại họ Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ÐGNL-HCM) năm 2025 đối với các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên.
- Phương thức 3: Xét tuyển sử dụng kết quả Kì thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025 đối với các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên. Trong đó:
+ Thí sinh được chọn điểm môn thi cao nhất trong các lần thi tại các Trường được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi để nộp điểm xét tuyển.
+ Tổ hợp môn xét tuyển các ngành theo Phụ lục 1.
- Phương thức 4: Xét tuyên sử dụng kết quả Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Tổ hợp môn xét tuyển các ngành theo Phụ lục 1.
- Đối với việc sử dụng các chứng chỉ Tiếng Anh trong xét tuyển Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh được tính điểm trong xét tuyển căn cứ vào Phụ lục 2 đính kèm như sau:
+ Đối với phương thức 2: cộng điểm khuyến khích vào tổng điểm xét tuyển.
+ Đối với các phương thức 3 và phương thức 4:
Tổ hợp môn xét tuyển có môn Tiếng Anh: Nhà trường quy đổi điểm chứng chỉ Tiếng Anh thành điểm xét tuyển môn Tiếng Anh (điểm cao nhất giữa điểm quy đổi chứng chỉ và điểm thi môn Tiếng Anh).
Tổ hợp không có môn Tiếng Anh: Cộng điểm khuyến khích vào tổng điểm xét tuyển.
+ Chứng chỉ phải được cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày 30/6/2025 và do các đơn vị được Bộ GD&ÐT cấp phép tổ chức thi.
+ Mức quy đổi theo Phụ lục 2 đính kèm.
- Đôi với kì thi các môn năng khiếu:
+ Thí sinh xét tuyển vào các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục mầm non phải đăng kí và dự thi Kì thi các môn năng khiếu tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025 của Trường Đại học Sài Gòn (phương thức đăng kí và lịch thi sẽ được thông báo trên trang thông tin tuyển sinh của Trường).
+ Riêng xét tuyển vào ngành Sư phạm Mỹ thuật, Trường còn sử dụng kết quả thi môn Hình họa và môn Trang trí (hoặc Trang trí màu, Bố cục trang trí màu, Bố cục, Bế cục màu, Bồ cục tranh màu, Vẽ màu) từ kết quả Kì thi các môn năng khiếu tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025 của Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Thí sinh được chọn kết quả thi cao nhất giữa các Trường để xét tuyển.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học là gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;
b) Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;
c) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;
d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;
đ) Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;
e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, cơ sở giáo dục cấp đại học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;
- Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;
- Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];