Chiến lược 4P trong Marketing (Product – Price – Place – Promotion) là gì?

Khái niệm về Chiến lược 4P trong Marketing (Product – Price – Place – Promotion)? Người quảng cáo có được sử dụng từ "nhất" đối với sản phẩm mà mình quảng cáo không?

Đăng bài: 14:55 24/04/2025

Chiến lược 4P trong Marketing (Product – Price – Place – Promotion) là gì?

Hiện nay, dòng chảy của sự ra đời các sản phẩm mới, tồn tại cạnh tranh cùng với các sản phẩm cũ đã tồn tại rất lâu trên thị trường. Vậy làm thế nào để những sản phẩm được tạo mới có sức sống và tác động được đến với khách hàng trên thị trường đầy sự biến động và cạnh tranh. Trong Marketing, chiến lược 4P sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để có thể giải quyết được vấn đề này. Vậy chiến lược 4P trong Marketing là gì?

Chiến lược 4P trong Marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Sản phẩm (Product); Giá cả (Price); Phân phối (Place); Quảng cáo ( Promotion). Chiến lược 4P được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu trong ra mắt sản phẩm mới.

1. Product: Sản phẩm

Nền tảng cốt lõi đầu tiên của chiến lược Marketing trong mọi hoạt động kinh doanh chính là sản phẩm. Sản phẩm là bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào đáp ứng được nhu cầu hoặc mong muốn tiêu dùng của khách hàng. Sản phẩm tốt - chiến lược Marketing sẽ tương đối hiệu quả và sẽ dễ tiến hành và ngược lại.

Sản phẩm trong Marketing là đối tượng hữu hình (như công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị) hoặc dịch vụ vô hình (như khách sạn du lịch, dịch vụ viễn thông).

Sản phẩm là bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Vòng đời của sản phẩm là điều mà người làm trong lĩnh vực Marketing người điều hành doanh nghiệp cần có kế hoạch xử lý sản phẩm ở mọi giai đoạn của vòng đời, bao gồm việc giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.

Chiến lược về sản phẩm là một kế hoạch chi tiết về hướng đi của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Bao gồm các hoạt động phân tích về sản phẩm/ dịch vụ, đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí địa lý, giá trị mang lại cho người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh.

5 chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

- Chiến lược về nhãn hiệu

- Chiến lược tập hợp sản phẩm (Product Mix)

- Chiến lược theo dòng sản phẩm (Product Line)

- Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)

- Chiến lược theo vòng đời của sản phẩm

2. Price: Giá cả

Chiến lược 4P tiếp theo trong Marketing là giá cả của hàng hóa/dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng. Nền móng để doanh nghiệp trụ vững trên thị trường là vấn đề vốn.

Và để làm được điều đó cần phải tính toán chi tiết trong việc định hình giá bán ra thị trường bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế...để làm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có lãi. Mức lãi có thể dao động trong khoản 15 - 20% tổng giá trị sản phẩm.

Giá của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa bán ra và do đó tác động đến lợi nhuận kinh doanh. Nhu cầu, chi phí, xu hướng giá cả của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và các quy định của pháp luật là những yếu tố quan trọng quyết định giá cả.

Các chiến lược giá phổ biến trong Marketing phải kể đến như:

- Chiến lược giá thâm nhập thị trường;

- Chiến lược giá hớt váng sữa;

- Chiến lược giá theo dòng sản phẩm;

- Chiến lược giá theo tâm lý;

- Chiến lược giá theo combo;

- Chiến lược giá khuyến mãi.

3. Place: Phân phối

Việc lựa chọn địa điểm nơi sản phẩm sẽ được cung cấp để bán cũng là một trong 4P Marketing. Động cơ chính của việc quản lý các kênh thương mại là đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn cho khách hàng vào đúng thời điểm và địa điểm.

Sản phẩm đến điểm bán càng nhanh thì cơ hội làm hài lòng khách hàng và tăng lòng trung thành với thương hiệu càng cao. Do đó, yếu tố Place trong 4P Marketing rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

5 loại chiến lược phân phối phổ biến hiện nay bao gồm:

- Chiến lược phân phối đại trà;

- Chiến lược phân phối độc quyền;

- Chiến lược phân phối chuyên sâu;

- Chiến lược phân phối chọn lọc.

4. Promotion: Quảng cáo

Chiến lược 4P trong Marketing thì Promotion cũng góp phần quan trọng không kém khi đây là phần sẽ nhằm mục đích phục vụ cho hai mục tiêu.

Mục tiêu thứ 1: Thông báo cho khách hàng tiềm ănng thông tin về sản phẩm;

Mục tiêu thứ 2: Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Do đó, chiến lược quảng cáo sẽ bao gồm nhiều phương tiện khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để giao tiếp với đối tượng mục tiêu. Các công cụ quảng cáo phổ biến mà các doanh nghiệp thường áp dụng bao gồm:

- Khuyến mãi;

- Quan hệ công chúng (PR);

- Bán hàng cá nhân;

- Marketing trực tiếp.

Trên đây là thông tin về Chiến lược 4P trong Marketing là gì.

Chiến lược 4P trong Marketing (Product – Price – Place – Promotion) là gì?

Chiến lược 4P trong Marketing (Product – Price – Place – Promotion) là gì? (Hình từ Internet)

Người quảng cáo có được sử dụng từ "nhất" đối với sản phẩm mà mình quảng cáo không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:

Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
...

Theo đó, quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh thuộc vào hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Do đó, người quảng cáo không được sử dụng từ "nhất" đối với sản phầm mà mình quảng cáo.

3 Ngô Quang Khánh

Từ khóa: 4P trong Marketing 4P trong Marketing là gì người quảng cáo sản phẩm hoạt động quảng cáo Chiến lược 4P trong Marketing Chiến lược

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...