Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng trong Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất?
Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất? Ban tổ chức lễ hội Đền Đô có trách nhiệm gì?
Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng trong Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất?
Dưới đây là Thông tin Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng trong Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất:
Theo Kế hoạch số 36/KH-UBND năm 2025 thành phố Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh về việc Tổ chức lễ hội Đền Đô năm Ất Tỵ 2025, nhằm thể hiện lòng tôn kính, tri ân với các bậc tiền nhân; Đồng thời giới thiệu, quảng bá, giao lưu văn hóa, hình ảnh quê hương, vùng đất, con người Bắc Ninh- Kinh Bắc nói chung, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá di tích quốc gia đặc biệt Đền Đô và khu lăng mộ các vị vua triều Lý, di tích đình Đình Bảng, bảo vật quốc gia ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” đến với bạn bè trong nước và quốc tế; thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Lễ hội được tổ chức trang nghiêm về phần Lễ, đa dạng và phong phú về phần Hội, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại.
[1] Thời gian, địa điểm Tổ chức lễ hội Đền Đô năm Ất Tỵ 2025?
Lễ hội Đền Đô năm Ất Tỵ 2025 là lễ hội được tổ chức với quy mô cấp Tỉnh, diễn ra từ ngày 11/4/2025 đến hết ngày 13/4/2025 (tức từ 14/3 đến hết ngày 16/3 năm Ất Tỵ) tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
[2] Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng trong Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất?
Theo Kế hoạch Tổ chức lễ hội Đền Đô năm Ất Tỵ 2025, sau phần lễ, nghi lễ truyền thống sẽ đến các hoạt động chào mừng. Năm 2025, Lễ hội Đền Đô sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động chào mừng, như: Khai mạc trưng bày ảnh “Đình Bảng - đất phát tích vương triều Lý và Hành trình du lịch tâm linh”; Khai mạc triển lãm trưng bày và đấu giá cổ vật tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng; Khai mạc triển lãm sinh vật cảnh; Khai trương liên hoan ẩm thực du lịch; Khai trương tuyến phố đi bộ thành phố Từ Sơn; Khai mạc biểu diễn hát Ca trù, múa rối nước Đồng Ngư; Hát quan họ trên thuyền Rồng; Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng; Tổ chức các môn: Vật truyền thống, Cờ tướng, Tổ tôm điếm, bóng bàn, bóng chuyền da, Trò chơi thanh niên, Cầu lông, Thi Gói bánh phu thê...
Trong đó, hoạt động khai mạc giải Pickleball Đền Đô mở rộng được tổ chức vào cả ngày bắt đầu từ 8h00’ ngày 11/4/2025 (tức ngày 14/3/Ất Tỵ), tại Cụm sân Bean’s Dabaco dưới sự chủ trì của Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin phối hợp Câu lạc bộ Pickleball Bean’s Dabaco chỉ đạo thực hiện.
Xem thêm: Lễ hội bánh dân gian lớn nhất Miền Tây diễn ra khi nào?
Thời gian Khai mạc Giải Pickleball Đền Đô mở rộng trong Chương trình Lễ hội Đền Đô mới nhất? (Hình từ Internet)
Ban tổ chức lễ hội Đền Đô có trách nhiệm như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
...
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Theo đó, trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội Đền Đô, gồm:
[1] Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
[2] Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
[3] Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
[4] Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
[5] Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
[6] Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Lễ hội Đền Đô được tổ chức dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, thì tổ chức lễ hội Đền Đô phải dựa trên 7 nguyên tắc:
[1] Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
[2] Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
[3] Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
[4] Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
[5] Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
[6] Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
[7] Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];