Top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI: không lo thất nghiệp?

Chi tiết top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI: không lo thất nghiệp? Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?

Đăng bài: 04:00 07/05/2025

Top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI: không lo thất nghiệp?

Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) khiến nhiều công việc của con người có nguy cơ bị thay thế và tuy vậy, thì có một số ngành nghề vẫn rất cần con người và bàn tay, khối óc của con người.

Sau đây, là Top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI mà con người không lo thất nghiệp:

(1) Ngành Y tế và sức khỏe - luôn cần bàn tay và trái tim của con người.

Những công việc như bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc y tế, bác sĩ tâm lý không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm, linh hoạt và đặc biết là kinh nghiệm lâm sàng - điều mà AI khó có thể thay thế được con người nhất.

Dù cho AI có thể hỗ trợ chuẩn đoán và phân tích dữ liệu nhưng việc điều trị và chăm sóc người bệnh vẫn cần yếu tố từ con người nhiều nhất. Ngành Y tế, có thu nhập cao và nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhiều liên tục.

(2) Ngành giáo dục hay gọi là sư phạm - nghề "gieo hạt" không thể cơ giới hóa hoặc thay thế được.

Không chỉ tương tác giữa giáo viên và học sinh còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kỹ năng, nhân cách và cảm xúc. Đây là một yếu quan trọng và thiết yếu nhất mà AI không thể hoàn toàn thay thế con người.

Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, lắng nghe và truyền cảm hứng, cảm xúc vào những bài giảng. Như chuyên gia Michael Chui (McKinsey) nhận định: "Sư phạm là một trong những ngành khó tự động hóa nhất".

(3) Ngành Triết học - địa hạt của duy sâu và phản biện

Triết học không đơn thuần là học thuật, đó còn là quá trình suy ngẫm sâu sắc về các vấn đề đạo đức, nhân sinh và thế giới quan. Những câu hỏi như "Thế nào là công bằng?" hay "Ý nghĩa cuộc sống là gì?" không thể được trả lời chỉ bằng dữ liệu hoặc thuật toán.

AI có thể hỗ trợ thu thập và phân tích văn bản, nhưng không thể thay thế tư duy phản biện độc lập, sáng tạo và sâu sắc của con người trong ngành này.

(4) Ngành Ẩm thực - nơi AI không có vị giác

Nấu ăn là nghệ thuật kết hợp mùi vị, cảm xúc và sự sáng tạo - điều mà robot hay AI chưa thể hoặc không thể làm, sao chép được.Một món ăn ngon không chỉ đúng công thức mà còn cần kinh nghiệm, sự tinh tế và cảm nhận từ vị giác con người.

Mức lương trung bình của đầu bếp hiện dao động từ 9–12 triệu đồng/tháng tại các nhà hàng nhỏ và 15–30 triệu đồng/tháng tại các khách sạn lớn. Những đầu bếp có thương hiệu có thể thu nhập lên đến 50 triệu đồng/tháng.

(5) Ngành Kinh doanh - là sân chơi của tư duy nhạy và cảm xúc linh hoạt giữa phân tích

Ngành kinh doanh luôn cần tầm nhìn chiến lược, khả năng thuyết phục, đàm phán, và cảm nhận thị trường – những kỹ năng mà AI không thể thay thế toàn diện. Đặc biệt, ở các vị trí như giám đốc điều hành, trưởng nhóm kinh doanh hay chuyên viên tư vấn, yếu tố con người vẫn là trung tâm.

AI có thể hỗ trợ phân tích số liệu nhưng không thể thay thế sự nhạy bén, ứng biến và khả năng truyền cảm hứng cho đội nhóm.

Thu nhập ngành này phụ thuộc vào năng lực, thường bao gồm lương cơ bản + hoa hồng, và có thể vượt mốc 50 triệu đồng/tháng nếu đạt doanh số cao.

*Lưu ý: Top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI: không lo thất nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngoài ra còn một ngành nghề cũng không thể thay thế bới trí tuệ nhân tạo (AI) như là điều hành tour (hay gọi là hướng dẫn viên du lịch), kỹ sư nông nghiệp, hay nhân viên tổ chức sự kiện,...

Top 05 ngành nghề miễn nhiễm AI: không lo thất nghiệp

Top 05 ngành nghề miễn nhiễm với AI: không lo thất nghiệp 

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Theo quy định trên, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

- Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

9 Lại Thị Ngọc Huyền

Từ khóa: miễn nhiễm với AI ngành nghề miễn nhiễm với AI Trí tuệ nhân tạo ngành y tế Triết học ngành ẩm thực ngành kinh doanh Khám bệnh chữa bệnh quyền từ chối khám bệnh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...