Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bản đồ Việt Nam mới nhất 2025 chính thức được thông qua khi nào?
Khi nào thì thông qua bản đồ Việt Nam mới nhất 2025 sau sáp nhập? Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính?
Bản đồ Việt Nam mới nhất 2025 chính thức được thông qua khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có quy định cụ thể như sau:
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18.
2. Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
...
Như vậy, đầu tiên tại Kết luận 127-KL/TW năm 2025 đã đề ra mục tiêu yêu cầu về nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tiếp theo, tại Mục 5 Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu rõ nội dung về sáp nhập tỉnh thành là: Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Vậy, Bản đồ Việt Nam mới nhất 2025 chính thức được thông qua khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định thành lập mới bản đồ hành chính như sau:
Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
....
Như vậy, bản đồ Việt Nam mới nhất chính thức được thông qua (được thành lập mới) sau khi có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bản đồ Việt Nam mới nhất 2025 chính thức được thông qua khi nào?
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền xây dựng đề án
- Đối với cấp tỉnh: Chính phủ tổ chức xây dựng đề án, trình Quốc hội.
- Đối với cấp huyện, xã: UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án, trình Chính phủ, để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bước 2: Lập hồ sơ đề án
- Hồ sơ đề án bao gồm 4 thành phần:
+ Tờ trình về nội dung đề xuất.
+ Đề án chi tiết.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến gồm:
+ Nhân dân;
+ Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Dự thảo nghị quyết (Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Bước 3: Lấy ý kiến Nhân dân
- Đối tượng lấy ý kiến: Nhân dân tại các đơn vị hành chính cấp xã bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND cấp tỉnh.
- Hình thức lấy ý kiến: Phù hợp theo quy định của Chính phủ (có thể là họp dân, phiếu lấy ý kiến, hội nghị...).
Bước 4: Hoàn thiện đề án và xin ý kiến HĐND
- Cơ quan xây dựng đề án hoàn chỉnh hồ sơ sau khi đã có kết quả lấy ý kiến Nhân dân.
- Gửi đề án đến Hội đồng nhân dân các cấp liên quan (tỉnh, huyện, xã) để xem xét và cho ý kiến.
Bước 5: Thẩm định và thẩm tra đề án
- Trước khi trình Chính phủ: Đề án phải được thẩm định theo quy trình.
- Trước khi trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề án được thẩm tra lại một lần nữa.
Bước 6: Trình và thông qua đề án
- Cấp có thẩm quyền quyết định cuối cùng:
+ Quốc hội (đối với cấp tỉnh);
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đối với cấp huyện, xã).
- Việc trình và thông qua đề án tuân theo quy định cụ thể của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bảo đảm quyền con người là nguyên tắc của tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
2. Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
3. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
4. Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
5. Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Như vậy, thông qua quy định trên thì bảo đảm quyền con người là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo quy định. Ngoài ra còn có quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];