Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 NQ TW 2025 (dự kiến)?

Danh sách và Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 NQ TW 2025 dự kiến?

Đăng bài: 11:11 14/04/2025

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 NQ TW 2025 (dự kiến)?

Căn cứ theo Phần II Mục II.I.II Tiểu mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 80:2024/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BTNMT (có hiệu lực từ 28/05/2025) quy định bản đồ Việt Nam (hay còn gọi là bản đồ hành chính Việt Nam) phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển, đảo, quần đảo.

Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương, chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau: 

(1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. 

(2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

(3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Ngoài ra, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15) quy định về đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính nêu rõ: "Phụ lục kèm theo đề án gồm biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; hồ sơ đề án phân loại đô thị; hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có).”

Như vậy, Danh sách và Bản đồ Việt Nam (Bản đồ hành chính Việt Nam) sau sáp nhập theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 dự kiến còn 34 tỉnh thành, cụ thể bao gồm:

Tỉnh thành

Tên gọi dự kiến

11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập 

1. Thành phố Hà Nội. 

2. Thành phố Huế. 

3. Tỉnh Lai Châu. 

4. Tỉnh Điện Biên. 

5. Tỉnh Sơn La. 

6. Tỉnh Lạng Sơn. 

7. Tỉnh Quảng Ninh. 

8. Tỉnh Thanh Hoá. 

9. Tỉnh Nghệ An. 

10. Tỉnh Hà Tĩnh. 

11. Tỉnh Cao Bằng. 

1. Thành phố Hà Nội. 

2. Thành phố Huế. 

3. Tỉnh Lai Châu. 

4. Tỉnh Điện Biên. 

5. Tỉnh Sơn La. 

6. Tỉnh Lạng Sơn. 

7. Tỉnh Quảng Ninh. 

8. Tỉnh Thanh Hoá. 

9. Tỉnh Nghệ An. 

10. Tỉnh Hà Tĩnh. 

11. Tỉnh Cao Bằng. 

23 tỉnh thành mới sau sáp nhập, hợp nhất

Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 

Tuyên Quang

Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay. 

Lào Cai

Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 

Thái Nguyên

Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Phú Thọ

Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Bắc Ninh

Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Hưng Yên

Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay. 

Thành phố Hải Phòng

Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay. 

Ninh Bình

Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay. 

Quảng Trị

Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. 

Thành phố Đà Nẵng

Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 

Quảng Ngãi

Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. 

Gia Lai

Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay. 

Khánh Hoà

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 

Lâm Đồng

Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 

Đắk Lắk

Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 

Thành phố Hồ Chí Minh

Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. 

Đồng Nai

Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

Tây Ninh

Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. 

Thành phố Cần Thơ

Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 

Vĩnh Long

Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. 

Đồng Tháp

Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. 

Cà Mau

Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

An Giang

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 NQ TW 2025?

Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 NQ TW 2025 (dự kiến)? (Hình từ Internet)

Bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành mới nhất 2025

Bản đồ hành chính Việt Nam (Bản đồ Việt Nam) hiện có 63 tỉnh, thành phố, được chia thành 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó có 6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ và TP. Huế và 57 tỉnh.

Bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành

Trên Bản đồ Việt Nam có 3 miền và 63 tỉnh thành như sau:

[1] Miền Bắc: Có 23 tỉnh và 02 thành phố phân chia như sau:

- Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

- Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

- Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành: thành phố Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

[2] Miền Trung: Có 17 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồng và 02 thành phố trực thuộc Trung ương thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế.

[3] Miền Nam: Có 17 tỉnh gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau và 02 thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Cơ hội và thách thức khi tìm việc sau sáp nhập tỉnh?

Việc sáp nhập tỉnh có thể tạo ra những thay đổi sâu sắc đến thị trường lao động và cơ hội tìm việc làm tại địa phương. Dưới đây là phân tích chi tiết về cơ hội và thách thức mà người lao động có thể gặp phải:

* Cơ hội khi tìm việc sau sáp nhập tỉnh:

1. Mở rộng mạng lưới việc làm: Sáp nhập tỉnh thường dẫn đến sự mở rộng và hợp nhất các ngành nghề, cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp, giúp tạo thêm nhiều vị trí việc làm mới. Việc này cũng giúp người lao động tiếp cận nhiều cơ hội từ các doanh nghiệp và dự án lớn.

2. Phát triển kinh tế địa phương: Sáp nhập thường đi kèm với sự tập trung đầu tư vào hạ tầng và các nguồn lực, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các ngành công nghiệp, dịch vụ, và công nghệ có thể phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

3. Đa dạng hóa nghề nghiệp: Người lao động có thể được tiếp cận nhiều lĩnh vực nghề nghiệp mới, đặc biệt trong các ngành đang phát triển hoặc có nhu cầu cao.

* Thách thức khi tìm việc sau sáp nhập tỉnh:

1. Cạnh tranh việc làm gia tăng: Khi tỉnh được sáp nhập, thị trường lao động có thể trở nên cạnh tranh hơn vì người lao động từ các khu vực khác cũng tham gia vào cùng một thị trường. Điều này có thể khiến việc tìm kiếm công việc phù hợp trở nên khó khăn hơn.

2. Di dời địa lý: Một số công ty hoặc cơ sở sản xuất có thể tái định vị do sáp nhập, dẫn đến việc người lao động phải đối mặt với việc di chuyển hoặc thay đổi công việc.

3. Áp lực học hỏi kỹ năng mới: Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và lao động có thể yêu cầu người lao động trau dồi các kỹ năng hoặc kiến thức mới để cạnh tranh.

41 Huỳnh Lê Bình Nhi

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...