Điểm mới Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập?

Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có những điểm mới? Các phương pháp giáo dục mầm non?

Đăng bài: 13:41 16/05/2025

Điểm mới trong Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập? 

Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được đưa ra nhằm thay thế cho Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (Thông tư liên tịch số 07).

Trong Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đã có những điểm mới nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương cũ trong thời gian qua như:

- Mâu thuẫn với một số văn bản có tính pháp lý cao hơn;

- Không thể chi trả tiền lương làm thêm giờ cho giáo viên do vướng điều kiện được hưởng (đơn cử như giáo viên mầm non, do đặc thù công việc thời gian làm việc thực tế có thể lên đến 9 - 10 giờ);

- Không có căn cứ quy đổi giữa tiết dạy của giáo viên với giờ làm việc hành chính.  

Cụ thể, ngoài các thay đổi về cách tính tiền lương dạy thêm giờ trong Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập cũng đã đưa ra một số điểm mới như sau:

(1) Hạn chế tối đa tình trạng giáo viên dạy vượt giờ hoặc thiếu giờ

Quy định mới đã bỏ điều kiện chi trả chế độ thêm giờ cho nhà giáo mà thay vào đó là quy định cụ thể số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học mà mỗi cơ sở giáo dục được chi trả tiền lương dạy thêm giờ.

Bổ sung thêm quy định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm tối đa. Đối với môn học không thể bố trí đủ nhà giáo giảng dạy, phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán cho một nhà giáo, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục báo cáo cơ quản quản lý có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo.

Các quy định trên đã tháo gỡ phần nào khó khăn và đảm bảo được việc nhà giáo hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy đinh của Luật Viên chức 2010Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời cũng phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, công bằng, hạn chế tình trạng dạy vượt giờ, dạy thiếu giờ. 

(2) Bảo đảm được việc nhà giáo không bị làm việc quá tải

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định "Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên với Dự thảo thì điểm này đã được quy định chi tiết hơn như đối với giáo viên mầm non sẽ không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động; đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ dạy.

Điều này cũng đảm bảo phù hợp được với tính chất đặc thù công việc của nhà giáo như trước khi giảng dạy một giờ trực tiếp trên lớp thì phải có thời gian doạn giáo án và chuẩn bị trước khi lên lớp cũng như có thời gian thực hiện đánh giá xếp loại học sinh.

Quy định này nhằm bảo đảm nhà giáo làm việc quá tải, có thời gian nghỉ ngơi phù hơp. 

(3) Bổ sung thêm quy định thực hiện việc chi trả chế độ tiền lương dạy thêm giờ

Bổ sung quy định về trách nhiệm chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo dạy liên trường hoặc biệt phái. 

Theo đó, căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đã quy đinh:

- Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả;

- Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả. 

Nhà giáo được cử dạy liên trường đồng thời từ 03 cơ sở giáo dục trở lên (bao gồm cả cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác) thì tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo do các cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả, số giờ dạy thêm của nhà giáo được chia đều cho các cơ sở giáo dục này. 

Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư mới đã bổ sung quy định về nhiệm vụ được nhận thù lao bằng tiền hoặc phụ cấp thì không được quy đổi ra giờ dạy hoặc giảm định mức tiết dạy để tính tiền lương dạy thêm giờ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định về chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên (Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT; Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT; Thông tư 05/2025/TT/BGDĐT).

Dự thảo Thông tư mới này đã quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo sau khi kết thúc năm học.

(4) Ngoài ra Dự thảo Thông tư mới còn bảo đảm được quyền lợi hco nhà giáo ngay trong năm học  2024-2025.

>> Xem thêm Thay đổi cách tính tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên cơ sở công lập theo Dự thảo mới?

Điểm mới Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập?

Điểm mới trong Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập? (Hình từ Internet)

Các phương pháp giáo dục mầm non được quy định như thế nào? 

Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Luật Giáo dục 2019 quy định các phương pháp giáo dục mầm non như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non

1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.

2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:

a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;

b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Như vậy, phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau: 

- Đối với giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;

- Đối với giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Từ khóa: Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập chế độ trả lương dạy thêm giờ phương pháp giáo dục mầm non

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...