Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học theo Dự thảo mới?

Tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học áp dụng với đối tượng nhà giáo nào? Nhà giáo có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Đăng bài: 09:54 16/05/2025

Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học theo Dự thảo mới?

Tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Thông tư chế độ trả lương dạy thêm giờ đới với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập năm 2025 Tại đây quy định về việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo công tác không đủ 01 năm học như sau:

Chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo công tác không đủ 01 năm học

1. Đối với nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác (không thuộc quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này) không trực tiếp tham gia giảng dạy thì được hưởng tiền lương dạy thêm giờ tương ứng với thời gian thực tế công tác.

2. Tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

...

Theo đó, các đối tượng nhà giáo được hưởng tiền lương dạy thêm giờ tương ứng với thời gian thực tế công tác khi công tác không đủ 01 năm học bao gồm:

Nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác (không thuộc quy định tại khoản 6 Điều 3 Dự thảo Thông tư chế độ trả lương dạy thêm giờ đới với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập năm 2025 Tại đây) không trực tiếp tham gia giảng dạy.

Ngoài thông tin Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học theo Dự thảo mới? thì còn có thể tham khảo thêm các thông tin khác dưới đây:

>>> Tính trả tiền lương dạy thêm giờ được quy định chung như thế nào trong Dự thảo Thông tư chế độ trả lương dạy thêm giờ?

>>> Thay đổi cách tính tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên cơ sở công lập theo Dự thảo mới?

Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học theo Dự thảo mới?

Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học theo Dự thảo mới? (Hình từ Internet)

Cách tính tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Dự thảo Thông tư chế độ trả lương dạy thêm giờ đới với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập năm 2025 Tại đây thì tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo được tính như sau:

Số giờ dạy thêm của nhà giáo/năm học = (Tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học) - (Định mức giờ dạy/năm học).

Trong đó:

- Tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học bao gồm: số giờ đã dạy thực tế/năm học; số giờ dạy được quy đổi/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được tính thêm/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được giảm/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được tính vào số giờ dạy đủ/năm học (nếu có);

Đối với nhà giáo được phân công dạy liên trường, tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học được tính ở tất cả các cơ sở giáo dục mà nhà giáo tham gia giảng dạy.

- Định mức giờ dạy/năm học của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy định mức/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);

- Định mức giờ dạy/năm học của nhà giáo các cơ sở giáo dục khác thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo;

- Trường hợp chưa có quy định về định mức giờ dạy/năm học của nhà giáo thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quy định bằng văn bản sau khi thống nhất với ban giám hiệu, hội đồng quản lý hoặc hội đồng trường.

Nhà giáo có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Nhiệm vụ của nhà giáo

1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Theo đó, các nghĩa vụ của nhà giáo cụ thể gồm:

[1] Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

[2] Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

[3] Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

[4] Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Từ khóa: hưởng tiền lương dạy thêm giờ Đối tượng nhà giáo nào được hưởng tiền lương dạy thêm giờ dạy thêm giờ tiền lương dạy thêm giờ khi không công tác đủ 1 năm học Dự thảo Thông tư chế độ trả lương dạy thêm giờ Tổng số giờ dạy định mức giờ dạy cơ sở giáo dục Nhiệm vụ của nhà giáo

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...