Bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính từ năm học 2026-2027 (dự kiến)?
Dự kiến từ năm 2026 - 2027 sẽ bỏ tuyển sinh các cấp theo địa giới hành chính? Chương trình giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?
Bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính từ năm học 2026-2027 (dự kiến)?
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ngày 15/5/2025, dự kiến trong năm học 2026-2027 sẽ thực hiện nguyên tắc tuyển sinh các cấp không theo địa giới hành chính. Thay vào đó, sẽ áp dụng nguyên tắc tuyển sinh đảm bảo học sinh được đến cơ sở giáo dục gần nhất với nơi cư trú.
Việc này đã được Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm từ năm 2023 trên cơ sở áp dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là bản đồ GIS). Trên cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và tham khảo bản đồ GIS, ban tuyển sinh các quận sẽ phân bổ trên nguyên tắc nơi ở hiện tại của học sinh là ưu tiên số 1, nhằm giúp các em được học gần nhà nhất có thể thay vì phân tuyến theo địa bàn cư trú như trước đây.
Tại Hà Nội, việc ứng dụng bản đồ GIS trong công tác tuyển sinh đầu cấp và dự kiến triển khai từ năm học 2026-2027. Qua hệ thống định vị, học sinh ở gần trường nào sẽ có thể vào học ở trường đó, nhằm đảm bảo thuận tiện cho học sinh, phụ huynh trong việc đi lại. Theo đó, học sinh sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo vị trí thực tế nơi ở, thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay.
Như vậy, theo dự kiến từ năm 2026-2027 sẽ thực hiện bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính.
Ngoài thông tin Bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính từ năm học 2026-2027 (dự kiến)? thì còn có thể tham khảo thêm các thông tin khác dưới đây:
>>> Mẫu Phiếu đăng ký tuyển sinh lớp 1 năm 2025-2026 tại Hà Nội theo Công văn 759?
>>> Link đăng ký tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM năm 2025?
Bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính từ năm học 2026-2027 (dự kiến)? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.
Theo đó, các quy định pháp luật về chương trình giáo dục bao gồm:
[1] Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
[2] Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
[3] Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
[4] Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
[5] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.
Từ khóa: Bỏ tuyển sinh các cấp học Địa giới hành chính Bỏ tuyển sinh các cấp học theo địa giới hành chính Nguyên tắc tuyển sinh Bản đồ GIS Tuyển sinh đầu cấp Chương trình giáo dục Hệ thống thông tin địa lý
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;