Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi sáp nhập?

Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi sáp nhập? Nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?

Đăng bài: 23:24 25/04/2025

Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi sáp nhập?

Mới đây, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau khi sáp nhập đơn vị hành chính gồm: 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu.

So với phương án ban hành theo Nghị quyết 26-NQ/TU ngày 22/4/2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (khóa XXII), số lượng đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp sẽ giảm từ 19 đơn vị, còn 16 đơn vị.

Danh sách cụ thế 16 đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp, sáp nhập như sau: 

[1] Thành lập phường Hải Châu trên cơ sở nhập nguyên trạng 5 phường: Thanh Bình, Thuận Phước, Thạch Thang, Hải Châu, Phước Ninh (thuộc quận Hải Châu hiện nay)

[2] Thành lập phường Hòa Cường trên cơ sở nhập nguyên trạng 4 phường: Bình Thuận, Hòa Thuận Tây, Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam (thuộc quận Hải Châu hiện nay)

[3] Thành lập phường Thanh Khê trên cơ sở nhập nguyên trạng 5 phường: Xuân Hà, Chính Gián, Thạc Gián, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây (thuộc quận Thanh Khê hiện nay)

[4] Thành lập phường An Khê trên cơ sở nhập nguyên trạng phường An Khê (thuộc quận Thanh Khê hiện nay) và 02 phường: Hòa An, Hòa Phát (thuộc quận Cẩm Lệ hiện nay)

[5] Thành lập phường An Hải trên cơ sở nhập nguyên trạng 3 phường: Phước Mỹ, An Hải Bắc, An Hải Nam (thuộc quận Sơn Trà hiện nay)

[6] Thành lập phường Sơn Trà trên cơ sở nhập nguyên trạng 3 phường: Thọ Quang, Nại Hiên Đông, Mân Thái (thuộc quận Sơn Trà hiện nay)

[7] Thành lập phường Ngũ Hành Sơn trên cơ sở nhập nguyên trạng 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý (thuộc quận Ngũ Hành Sơn hiện nay)

[8] Thành lập phường Hòa Khánh trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 phường: Hòa Khánh Nam, Hòa Minh (thuộc quận Liên Chiểu hiện nay) và xã Hòa Sơn (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay).

[9] Thành lập phường Liên Chiểu trên cơ sở nhập nguyên trạng phường Hòa Khánh Bắc (thuộc quận Liên Chiểu hiện nay) và xã Hòa Liên (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[10] Thành lập phường Hải Vân trên cơ sở nhập nguyên trạng 02 phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam (thuộc quận Liên Chiểu hiện nay) và xã Hòa Bắc (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[11] Thành lập phường Cẩm Lệ trên cơ sở nhập nguyên trạng 03 phường: Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Khuê Trung (thuộc quận Cẩm Lệ hiện nay)

[12] Thành lập phường Hòa Xuân trên cơ sở nhập nguyên trạng phường Hòa Xuân (thuộc quận Cẩm Lệ hiện nay) và 02 xã: Hòa Phước, Hòa Châu (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[13] Thành lập xã Hòa Vang trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 xã: Hòa Phong, Hòa Phú (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[14] Thành lập xã Hòa Tiến trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 xã: Hòa Tiến, Hòa Khương (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[15] Thành lập xã Bà Nà trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 xã: Hòa Ninh, Hòa Nhơn (thuộc huyện Hòa Vang hiện nay)

[16] Hình thành đặc khu Hoàng Sa (ĐVHC tương đương cấp xã) trên cơ sở nguyên trạng huyện đảo Hoàng Sa hiện nay.

Theo đó, dự kiến Đà Nẵng sau khi thực hiện tổ chứ, sắp lại đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 12 phường, 3 xã được quy định ở trên và một đặc khu Hoàng Sa).

Lưu ý: Thông tin về "Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi sáp nhập?" chỉ mang tính tham khảo?

Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi thực hiện tổ chức, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã?

Dự kiến Đà Nẵng sẽ còn 16 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu Hoàng Sa sau khi sáp nhập? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức sắp, xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay thành các ĐVHC cấp xã mới, như sau:

[1] Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

[2] ĐVHC cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt nhất.

[3] Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.

[4] Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

[5] Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

[6] Không bắt buộc sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối với các ĐVHC liền kề hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

[7] Tổng số lượng ĐVHC xã, phường sau sắp xếp giảm còn khoảng 60 - 70% so với số lượng ĐVHC cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách, chênh lệch lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.

Căn cứ pháp lý: tiểu mục 4 Mục IV Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025.

Xem thêm:

7 Nguyễn Thị Hiền

Từ khóa: Đơn vị hành chính cấp xã đơn vị hành chính đặc khu Hoàng Sa dự kiến Đà Nẵng sáp nhập đơn vị hành chính ĐVHC cấp xã

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...