Lễ Lá 2025 là ngày nào? Ý nghĩa của Lễ Lá?

Lễ Lá 2025 là ngày nào? Người Kitô giáo xin nghỉ làm ngày Lễ Lá có được tính là nghỉ việc riêng? Trường hợp nào người lao động nghỉ vào Lễ Lá được hưởng nguyên lương?

Đăng bài: 09:52 02/04/2025

Lễ Lá 2025 là ngày nào? Ý nghĩa của Lễ Lá?

Lễ Lá 2025 là ngày nào:

Lễ Lá là Chúa nhật Lễ Lá, là ngày Chủ nhật đầu tiên của Tuần Thánh trong Kitô giáo. Đây là ngày lễ kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem, được đám đông chào đón bằng cách trải áo choàng và cành lá cọ trên đường đi.

Lễ Lá là ngày lễ đánh dấu sự kiện Chúa Giêsu được tôn vinh khi vào thành Jerusalem, đồng thời cũng là sự khởi đầu của Tuần Thánh, tuần lễ tưởng niệm những sự kiện cuối cùng trong cuộc đời Ngài trước khi chịu khổ nạn và phục sinh.

Vào năm 2025 thì Lễ lá rơi vào Chủ nhật ngày 13 04 2025 (tức ngày 16 03 2025 âm lịch).

Ý nghĩa chính của Lễ Lá:

- Sự công nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và Vua: Hành động chào đón Chúa Giêsu bằng cành lá cọ là một biểu tượng truyền thống để tôn vinh các vị vua và người chiến thắng. Điều này thể hiện sự công nhận của đám đông đối với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và vị vua mà họ mong đợi.

- Khởi đầu Tuần Thánh: Lễ Lá đánh dấu sự bắt đầu của Tuần Thánh, tuần lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ của Kitô giáo, tưởng niệm những sự kiện cuối cùng trong cuộc đời Chúa Giêsu, bao gồm Bữa Tiệc Ly, sự khổ nạn và cái chết của Ngài trên thập tự giá.

- Sự tương phản giữa vinh quang và khổ nạn: Lễ Lá mang một sự tương phản sâu sắc. Chúa Giêsu được chào đón với sự hân hoan và vinh quang khi vào thành Jerusalem, nhưng chỉ vài ngày sau, Ngài lại phải chịu đựng sự phản bội, khổ hình và cái chết. Sự tương phản này nhắc nhở các tín hữu về sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu vì nhân loại.

- Lời kêu gọi sự khiêm nhường và phục vụ: Việc Chúa Giêsu chọn một con lừa non để vào thành, thay vì một con chiến mã, thể hiện sự khiêm nhường và tinh thần phục vụ của Ngài. Lễ Lá cũng kêu gọi các tín hữu noi gương Chúa Giêsu trong sự khiêm nhường và phục vụ tha nhân.

Trong các nhà thờ Công giáo và Tin Lành, Lễ Lá thường được cử hành bằng việc làm phép và rước lá (thường là lá cọ hoặc các loại lá khác tùy theo địa phương). Các tín hữu cầm những cành lá đã được làm phép để tham dự thánh lễ, tượng trưng cho sự chào đón Chúa Giêsu vào thành Jerusalem và cũng là biểu tượng của chiến thắng sự chết và sự sống lại.

Lễ Lá 2025 là ngày nào? Ý nghĩa của Lễ Lá? mang tính tham khảo.

Lễ Lá 2025 là ngày nào? Ý nghĩa của Lễ Lá?

Lễ Lá 2025 là ngày nào? Ý nghĩa của Lễ Lá? (Hình từ Internet)

Người Kitô giáo xin nghỉ làm ngày Lễ Lá có được tính là nghỉ việc riêng không?

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trường hợp được xét là nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động nói chung và người Kitô giáo nói riêng nghỉ vào ngày Lẽ lá không được xét là nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.

Do đó, người lao động có thể thỏa thuận xin nghỉ không hưởng lương với người sử dụng lao động để nghỉ ngày lễ Lá.

Trường hợp nào người lao động nghỉ vào Lễ Lá được hưởng nguyên lương?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, theo quy định khi người lao động làm đủ 12 tháng có 12 ngày nghỉ phép năm hưởng nguyên lương hoặc làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Nếu người lao động lấy ngày nghỉ phép năm để nghỉ cho ngày Lễ Lá thì được nghỉ hưởng nguyên lương theo luật định.

27 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...