Dự kiến: Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025? Luật sư mở thủ tục phá sản sau sáp nhập tỉnh thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân nào?
Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025 (Dự kiến)? Luật sư mở thủ tục phá sản sau sáp nhập tỉnh thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân?
Dự kiến: Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025?
Căn cứ Điều 4, Điều 5, Điều 6 Dự thảo 2 Nghị quyết thành lập, giải thế và quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân thì Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025 dự kiến như sau:
STT |
Khu vực |
Phạm vi |
1 |
Hà Nội |
(1) Tòa Phá sản tại Tòa án nhân dân khu vực 2 - Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. |
|
|
(2) Tòa Sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân khu vực 2 - Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Huế; các tỉnh: Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị. |
|
|
(3) Tòa Kinh tế tại Tòa án nhân dân khu vực 2 - Hà Nội có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài thương mại trong phạm vi lãnh thổ của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. |
2 |
Đà Nẵng |
(2) Tòa Phá sản tại Tòa án nhân dân khu vực 1 - Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế; các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Đắk Lắk. |
|
|
(2) Tòa Kinh tế tại Tòa án nhân dân khu vực 1 - Đà Nẵng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài thương mại trong phạm vi lãnh thổ của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế; các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Đắk Lắk. |
3 |
TPHCM |
(1) Tòa Phá sản tại Tòa án nhân dân khu vực 1 - Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 09 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang. |
|
|
(2) Tòa Sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân khu vực 1 - Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai, Quãng Ngãi. |
|
|
(3) Tòa Kinh tế tại Tòa án nhân dân khu vực 1 - Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết của Trọng tài thương mại trong phạm vi lãnh thổ của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang. |
Trên là thông tin dự kiến: Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025.
>> Thành lập 355 Tòa án nhân dân khu vực thay thế giải thể vì sáp nhập tỉnh 2025 (Dự kiến)?
>> Danh sách 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 (Dự kiến)?
Dự kiến: Tòa Phá sản, sở hữu trí tuệ, kinh tế thuộc Tòa án nhân dân khu vực sau sáp nhập tỉnh 2025? (Hình từ Internet)
Luật sư mở thủ tục phá sản sau sáp nhập tỉnh thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Hiện nay, thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu Tòa phá sản được thành lập thì việc thực hiện thủ tục phá sản sau sáp nhập tỉnh Luật sư sẽ tiến hành mở thủ tục tại Tòa phá sản (Tòa chuyên trách) mà không phải là Tòa án nhân dân tỉnh hoặc Tòa án nhân dân khu vực.
Từ khóa: Tòa án nhân dân Tòa Phá sản Tòa sở hữu trí tuệ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân khu vực Tòa chuyên trách Sáp nhập tỉnh
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;