Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ trong doanh nghiệp?
Phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ kế toán trong doanh nghiệp? Kế toán trong doanh nghiệp có những yêu cầu?
Phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ trong doanh nghiệp?
Dưới đây là các đặc điểm phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ trong doanh nghiệp:
|
Kế toán Thuế |
Kế toán nội bộ |
Khái niệm |
Kế toán thuế là bộ phận chuyên tiến hành xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thuế. Đây là đội ngũ có thể thuê ngoài hay tuyển dụng riêng ở vị trí này. Kế toán thuế là cầu nối liên kế giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, giúp Nhà nước trở nên dễ dàng hơn trong việc quản lý kinh tế. Đồng thời giúp doanh nghiệp có mật độ kinh doanh ổn định. Cũng như, nhân viên kế toán này sẽ thực hiện các báo cáo thuế chuẩn xác. Tiến hành các giấy tờ đầy đủ, tuân thủ minh bạc và theo đúng quy định Nhà nước. |
Đối với kế toán nội bộ là người thực hiện các công việc nội bộ theo yêu cầu từ phòng giám đốc và tập hợp các phát sinh thực tế. Bao gồm cả những phát sinh về thanh toán không có hoá đơn, hay chứng từ kèm theo. Sau đó, kế toán nội bộ phải tổng hợp tất cả lại và đưa ra báo cáo, đánh giá. Thông thường sẽ thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động doanh nghiệp gần đây. |
Quy trình công việc |
-Kế toán thuế phải lập tờ khai thuế môn bài đối với loại doanh nghiệp mới thành lập. Hạn nộp thường rơi vào ngày 30/1 của năm. -Thường xuyên tập hợp các hoá đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi. Nhằm nắm rõ được tình trạng hoạt động công ty có chỗ nào chưa ổn không. -Cuối tháng là thời điểm kế toán thuế phải hoàn tất các báo cáo giá trị gia tăng. Có cả thuế thu nhập doanh nghiệp và tiến hành nộp thuế đúng hạn cho cơ quan nhà nước. -Ở mỗi quý, cần làm các báo cáo liên quan đến thuế của quý đợt đó. Cụ thể là, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo cả thuế thu nhập cá nhân và hoá đơn đã sử dụng. -Về cuối năm, công việc báo cáo sẽ tăng nhiều hơn. Như là báo cáo tài chính cả năm, báo cáo quyết toán thuế. |
Ghi chép, lưu trữ các hoạt động phát sinh thực tế hằng ngày. -Lập các phiếu thu, chi giao dịch hằng tháng/quý. Và quản lý tài chính doanh nghiệp, cân đối các khoản thu chi trong tháng. -Thường xuyên tập hợp dữ liệu để theo dõi các chi phí: hoá đơn chứng từ hay không có hoá đơn,chứng từ. -Các khoản giao dịch ngân hàng: nộp, rút tiền mặt, uỷ nhiệm chi. Và giải quyết các hồ sơ giải ngân vay vốn. -Lập báo cáo công nợ phải thu, phải trả và theo dõi công nợ. Các báo cáo về tình hình thanh toán hoặc đòi nợ đừng thời kỳ. -Theo dõi các khoản liên quan đến bảo hiểm doanh nghiệp. -Lập và báo cáo phiếu nhập, xuất, hàng tồn thực tế theo kỳ báo cáo. -Đến cuối tháng, kế toán nội bộ cần chấm công, tính lương và thanh toán lương. -Luôn kiểm tra hoá đơn đầu vào và ra. Rồi, nhập dữ liệu vào phần mềm lưu trữ thông tin kế toán. -Tổng hợp số liệu khi có yêu cầu kê khai. Không những thế, kế toán nội bộ luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời cho kế toán tổng hợp, kế toán thuế. -Kiểm tra doanh thu, chi phí hàng hóa thường ngày. Nhằm đảm bảo các khoản doanh thu và chi phí được khi nhận chính xác. -Kiểm soát chặt chẽ nội bộ về các hoạt động liên quan đến tài sản công ty. Như chất lượng cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc, kiến nghị sửa chữa và trùng tu khi cần. |
Các so sánh trên đã giúp ta phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ một cách rõ ràng. Nhưng cả hai công việc đều mang nhiều trách nhiệm về công việc cũng như yêu cầu độ chính xác cao và đúng thời hạn.
Phân biệt kế toán thuế với kế toán nội bộ trong doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ kế toán trong doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Kế toán 2015 có quy định rõ về nhiệm vụ kế toán trong doanh nghiệp như sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Kế toán trong doanh nghiệp có những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Kế toán 2015 có quy dịnh về yêu cầu kế toán trong doanh nghiệp như sau:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];