Mua bán hóa đơn trái phép phạt bao nhiêu năm tù? Hành vi nào được xem là mua bán hóa đơn trái phép, Kế toán cần biết?
Mua bán hóa đơn trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù theo luật mới? Quy định về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán phải tuân thủ?
Mua bán hóa đơn trái phép phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy dịnh cụ thể như sau:
Xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;
b) Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.
Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi 2015) có quy định cụ thể về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b)Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, mua bán hóa đơn trái phép là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế, ảnh hưởng đến sự minh bạch trong hoạt động tài chính – kế toán, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
[1] Xử phạt hành chính
- Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 45 triệu đồng đối với hành vi:
+ Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;
+ Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với các hành vi cho, bán hóa đơn không thuộc trường hợp nêu trên.
- Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Buộc hủy hóa đơn;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
[2] Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn có thể bị xử lý hình sự với các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu:
+ Mua bán trái phép phôi hóa đơn từ 50 đến dưới 100 số, hoặc
+ Hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 đến dưới 30 số, hoặc
+ Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
- Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm (hoặc phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng) nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức, chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phôi hóa đơn từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị:
+ Phạt tiền bổ sung từ 10 đến 50 triệu đồng;
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
[3] Xử lý đối với pháp nhân thương mại
- Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi mua bán hóa đơn trái phép cũng sẽ bị xử phạt theo mức độ:
+ Phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng đối với hành vi nhẹ;
+ Phạt đến 1 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu vi phạm nghiêm trọng;
+ Có thể bị cấm kinh doanh, cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Suy ra, mua bán hóa đơn trái phép không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án lên đến 5 năm tù, kèm theo hình phạt bổ sung nghiêm khắc. Các cá nhân, tổ chức cần tuyệt đối tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn để tránh những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Mua bán hóa đơn trái phép phạt bao nhiêu năm tù? Hành vi nào được xem là mua bán hóa đơn trái phép, Kế toán cần biết?
Quy định về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán phải tuân thủ?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ như sau:
[1] Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
- Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
[2] Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
[3] Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
- Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Từ khóa: Mua bán hóa đơn trái phép Mua bán hóa đơn lưu trữ hóa đơn xử phạt hành chính truy cứu trách nhiệm hình sự
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;