Báo cáo thuế là gì? Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 người làm nghề kế toán cần biết?
Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 là khi nào? Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm những ai?
Báo cáo thuế là gì? Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 người làm nghề kế toán cần biết?
Báo cáo thuế là hoạt động mà doanh nghiệp liệt kê các thông tin về thuế cần nộp cho cơ quan thuế. Bao gồm các thông tin như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác.
Doanh nghiệp cần phải làm báo cáo thuế đúng thời hạn và đảm bảo tính chính xác, tránh việc bị phạt vì nộp chậm hoặc nộp sai. Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vậy, Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 là khi nào?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 thì thời hạn nộp tờ khai thuế như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
...
Tuy nhiên theo Mục 3 và Mục 7 Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 thì CBCCVC được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
Cho nên thời hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 đối với thuế TNCN, thuế GTGT chậm nhất là ngày 05/05/2025.
Báo cáo thuế là gì? Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 người làm nghề kế toán cần biết?
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Luật Kế toán 2015 có quy định cụ thể về đối tượng kế toán như sau:
Đối tượng kế toán
.....
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Theo đó, đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh (trừ hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính) gồm những đối tượng sau đây:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bao nhiêu lâu theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 41 Luật Kế toán 2015 có quy định cụ thể về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:
Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
.....
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Như vậy, tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
- Đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán thời hạn là 05 năm
- Đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thời hạn là Ít nhất là 10 năm
- Đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng thời hạn là vĩnh viễn
Ngoài ra, Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Kế toán 2015, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Từ khóa: Hạn nộp báo cáo thuế q1 2025 Báo cáo thuế Đối tượng kế toán Hạn nộp báo cáo thuế hoạt động kinh doanh Tài liệu kế toán
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;