Tất tần tật nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT?

Tất tần tật về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT? Học viên đăng ký bồi dưỡng theo hướng dẫn? Mục tiêu về năng lực giáo dục, dạy học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT?

Đăng bài: 10:20 21/04/2025

Tất tần tật nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT?

Căn cứ theo Mục 4 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung chương trình như sau:

(1) Cấu trúc chương trình:

Căn cứ theo tiểu mục 1, 2, 3 Mục 4 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định cấu trúc chương trình như sau:

Chương trình gồm 2 khối học phần như sau:

- Khối học phần chung (phần A)

- Khối học phần nhánh:

+ Khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B);

+ Khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

(2) Thời lượng chương trình:

- Khối học phần chung (phần A):

Thời lượng: 17 tín chỉ (TC), gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

Danh sách chi tiết các học phần như sau:

- Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C):

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

Danh sách chi tiết các học phần như sau:

Tất tần tật về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT?

Tất tần tật về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS, THPT? (Hình từ Internet)

Học viên đăng ký bồi dưỡng theo hướng dẫn như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 5 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định hướng dẫn học viên đăng ký bồi dưỡng như sau:

Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng
1.2. Hướng dẫn học viên đăng ký bồi dưỡng
Học viên đăng ký bồi dưỡng theo Chương trình nhánh THCS (A + B) hay Chương trình nhánh THPT (A + C). Nếu học viên đã có chứng chỉ nhánh THCS thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THPT (C) để có chứng chỉ thứ hai, tương ứng với nhánh THPT. Nếu học viên đã có chứng chỉ nhánh THPT thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THCS (B) để có chứng chỉ thứ hai, tương ứng với nhánh THCS.
Học viên có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.

Như vậy, học viên có thể đăng ký bồi dưỡng theo Chương trình nhánh THCS (A + B) hoặc Chương trình nhánh THPT (A + C).

Ngoài ra, học viên cũng có thể đăng ký học để có chứng chỉ thứ 2 như sau:

- Đã có chứng chỉ nhánh THCS thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THPT (C), tương ứng với nhánh THPT.

- Đã có chứng chỉ nhánh THPT thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THCS (B), tương ứng với nhánh THCS.

Mục tiêu về năng lực giáo dục, dạy học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.2, 2.1.3 Mục 3 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định mục tiêu về năng lực giáo dục, dạy học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm như sau:

2.1.2. Về năng lực giáo dục
Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Như vậy, sau khi thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì người tham gia bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực giáo dục sau:

- Đáp ứng được các yêu cầu quy định về năng lực giáo dục của trường phổ thông;

- Thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp;

- Tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh;

- Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2.1.3. Về năng lực dạy học
Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

Ngoài năng lực giáo dục thì người tham gia bò dưỡng nghiệp vụ sư phạm còn phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực dạy học sau;

- Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT theo quy định;

- Tham gia xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông;

- Xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục;

- Thục hiện tổ chức hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT;

- Đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT;

- Xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học;

- Ngoài ra, cũng phải thực hiện tốt trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

6 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...