Chỉ số AST là gì? AST ảnh hưởng đến chức năng gan như thế nào?
Chỉ số AST là gì? AST ảnh hưởng đến chức năng gan? Quy định về nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm bao gồm?
Chỉ số AST là gì? AST ảnh hưởng đến chức năng gan như thế nào?
Chỉ số AST là gì?
Chỉ số AST (Alanine Aminotransferase) là một loại men gan phản ánh tình trạng của tế bào gan. Ngoài việc phản ánh các tổn thương của gan, AST còn cảnh báo các dấu hiệu tổn thương liên quan đến gan và thận, thậm chí một số ít chỉ số AST được tìm thấy ở tim, cơ bắp, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu.
Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý gan, phân biệt và theo dõi các bệnh gan mật, chứng nhồi máu cơ tim và tổn thương cơ xương hoặc theo dõi quá trình điều trị.
AST ảnh hưởng đến chức năng gan như thế nào?
- Chỉ số AST bình thường giữa nữ giới và nam giới:
Khi chỉ số AST ở mức bình thường có nghĩa là chức năng gan đang được hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo khả năng sàng lọc các chất dung nạp vào cơ thể ở mức tốt.
+ Nữ giới: 9 đến 32 đơn vị/lít (< 35 U / L)
+ Nam giới: 10 đến 40 đơn vị/lít (< 50 U/L)
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em: chỉ số AST bình thường sẽ rơi vào khoảng < 60 U/ L.
- Các giá trị AST bất thường:
AST được xem là tăng nhẹ khi chỉ số AST trong máu dưới 100 UI/L: Nằm trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, một số trường hợp vàng da tắc mật cũng làm chỉ số AST tăng lên ở mức nhẹ.
AST được xem là tăng vừa khi chỉ số AST trong máu không vượt quá 300 UI/L: Thường gặp trong tổn thương gan do sử dụng quá nhiều rượu, bia, các thực phẩm chiên xào dầu mỡ không an toàn,...
AST được xem là tăng cao khi chỉ số AST trong máu vượt quá 3000 UI/L: Thường gặp trong các trường hợp tổn thương, bệnh lý gây hoại tử tế bào gan (viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,...).
Chỉ số AST là gì? AST ảnh hưởng đến chức năng gan như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm bao gồm?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm như sau:
Nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm
1. Thực hiện các xét nghiệm được phân công theo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý chất lượng.
2. Ký kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân công.
3. Kiểm tra lại kết quả xét nghiệm của kỹ thuật viên trong phạm vi được phân công.
4. Tham gia thường trực theo phân công của trưởng khoa.
5. Tư vấn về các xét nghiệm.
6. Tham gia hỗ trợ kỹ thuật, quản lý chất lượng xét nghiệm cho tuyến dưới.
7. Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu.
8. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông báo thông tin khoa học về xét nghiệm theo sự phân công.
9. Chịu sự chỉ đạo và trách nhiệm trước trưởng khoa về những công việc được phân công, tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn liên quan trong nội dung quản lý hoạt động xét nghiệm.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của trưởng khoa.
Như vậy, nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm bao gồm:
- Thực hiện được tốt các xét nghiệm được phân công theo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý chất lượng.
- Thực hiện thẩm quyền ký kết quả xét nghiệm, kiểm tra lại kết quả xét nghiệm của kỹ thuật viên trong phạm vi được phân công.
- Trực khoa theo phân công của trưởng khoa.
- Thực hiện hỗ trợ tư vấn về các xét nghiệm.
- Tham gia hỗ trợ kỹ thuật, quản lý chất lượng xét nghiệm cho tuyến dưới và hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu.
Ngoài ra, bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm còn tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông báo thông tin khoa học về xét nghiệm theo sự phân công.
- Chịu sự chỉ đạo và trách nhiệm trước trưởng khoa về những công việc được phân công, tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn liên quan trong nội dung quản lý hoạt động xét nghiệm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của trưởng khoa.
Từ khóa: Chỉ số AST Chỉ số AST là gì AST ảnh hưởng đến chức năng gan chức năng gan hoạt động xét nghiệm nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm nhiệm vụ của bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm trong hoạt động xét nghiệm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;