Kết luận 134: Đồng ý sắp xếp tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra theo 02 cấp?

Đồng ý sắp xếp tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra theo 02 cấp theo Kết luận 134? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra?

Đăng bài: 17:07 28/03/2025

Kết luận 134: Đồng ý sắp xếp tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra theo 02 cấp?

Trong Kết luận 134 ngày 14/3/2025, trên cơ sở Tờ trình số 05-TTr/ĐU, ngày 06/3/2025 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Chính phủ về việc tiếp thu, hoàn thiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tỉnh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (sau đây gọi là Đề án), Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến:

Xem chi tiết Kết luận 134 tại đây

Đồng ý chủ trương sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương. Trong đó:

Ở Trung ương:

(1) Kết thúc hoạt động của Thanh tra các bộ để sắp xếp, tổ chức lại thành các cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo lĩnh vực thuộc Thanh tra Chính phủ.

(2) Tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động đối với: Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

(3) Kết thúc hoạt động của cơ quan thanh tra: Cục Bổ trợ tư pháp, Kho bạc Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê; không thành lập cơ quan thanh tra Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Các cục nêu trên thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

(4) Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Không tổ chức thanh tra chuyên ngành mà thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành và chức năng khác theo quy định của pháp luật.

Ở địa phương:

(1) Kết thúc hoạt động của Thanh tra huyện và Thanh tra sở, tổ chức lại thành các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh.

(2) Về hoạt động của tổ chức đảng: Đảng bộ Thanh tra tỉnh là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng Ủy Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

(2.3) Sau khi sắp xếp, các cơ quan không còn tổ chức thanh tra thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước. Người đứng đầu có trách nhiệm giao đơn vị trực thuộc tham mưu thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

(3) Đảng Ủy Chính phủ, Đảng Ủy Thanh tra Chính phủ và các tỉnh Ủy, thành Ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo đúng kết luật của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức, bố trí lực lượng, cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết, lộ trình triển khai thực hiện đồng bộ với việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm liên tục, không gián

Đảng Ủy Chính phủ, Đảng Ủy Quốc hội, Đảng Ủy Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các luật, quy định liên quan bảo đảm chức năng xử phạt vi phạm hành chính được quy định, thực hiện hiệu lực, hiệu quả.

Xem thêm: Kết luận 134: Chính thức kết thúc hoạt động của Thanh tra huyện, Thanh tra sở?

Xem thêm: Kết luận 134: Kết thúc hoạt động của Thanh tra các bộ, tổ chức thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương?

Xem thêm: Danh sách 08 cơ quan Thanh tra không thuộc diện tinh gọn theo Kết luận 134?

Kết luận 134: Đồng ý sắp xếp tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra theo 02 cấp?

Kết luận 134: Đồng ý sắp xếp tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra theo 02 cấp?

Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Thanh tra 2022 có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức có liên quan, người có thẩm quyền trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Thanh tra 2022 có quy định cụ thể như sau:

Trong hoạt động thanh tra, các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm thực hiện:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.

- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.

- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.

- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

35 Võ Phi

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...