Chỉ số GI là gì? Bảng chỉ số GI của thực phẩm? Nhân viên y tế nên hướng dẫn cách phân bố bữa ăn cá nhân hóa ra sao?

Chỉ số GI? Bảng chỉ số gi của thực phẩm? Nhân viên y tế nên hướng dẫn cách phân bố bữa ăn cá nhân hóa?

Đăng bài: 06:30 25/04/2025

Chỉ số GI là gì? Bảng chỉ số GI của thực phẩm?

Căn cứ Tiểu mục 5.2.3. Phần 4 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

Chỉ số GI là viết tắt của Glycaemic Index. Chỉ số GI là chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết khi tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó của mỗi cá nhân.

Đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường phải luôn kiểm soát độ dung nạp đường huyết vào cơ thể bằng việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số GI cao và thay thế bằng thực phẩm có chỉ số GI thấp.

Xác định mức chỉ số GI của mỗi loại thực phẩm. Cụ thể:

- Chỉ số GI của thực phẩm từ mức 55 trở xuống được xem là chỉ số ổn định ở mức thấp, và phù hợp với sức khỏe đặc biệt là dành cho người bị đái tháo đường.

- Chỉ số GI từ 56 đến dưới 70 được xem là mức chỉ số GI trung bình, đây là mức người bệnh nên cân nhắc có nên sử dụng loại thực phẩm đó hay không.

- Chỉ số GI từ 70 trở lên được xem là chỉ số cao, đáng báo động, đặc biệt là đối với người mắc bệnh đái tháo đường.

Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số GI cao thường xuyên sẽ gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ngay cả đối với người bình thường.

Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm (Chỉ số GI):

Theo đó, một số thực phẩm có chỉ số GI phân theo mức độ như sau:

- Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp: Tỏi, hành, ớt chuông xanh, cà tím, bông cải, bắp cải, cà chua, nấm, rau diếp cá, thủy hải sản, thảo mộc, nước dừa, thịt gia súc, gia cầm...

Một số loại trái như cam, đào, bắp (ngô) trắng, khoai môn,...

- Một số thực phẩm có chỉ số GI trung bình: Bánh mì nguyên cám, gạo lức, bắp vàng, mì ý, kem, sữa chua có đường, bỏng ngô,...

Một số loại trái cây như nho, kiwi, chuối, xoài ngọt, đu đủ, mật ông, mít, bí ngô,..

- Một số thực phẩm có chỉ số GI cao: Cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây chiên, bánh gạo, phở, bún, sữa gạo, đường, bánh ngọt, nước ngọt...

Một số loại trái cây như dưa hấu, củ cải vàng, anh đào, lê, bơ, mâm xôi, dâu tây,...

Trên là thông tin chỉ số GI là gì và bảng chỉ số GI của thực phẩm.

>> Chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết?

>> [Nguy hiểm] Chỉ số tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi nào?

Chỉ số GI là gì? Bảng chỉ số GI của thực phẩm? Nhân viên y tế nên hướng dẫn cách phân bố bữa ăn cá nhân hóa ra sao?

Chỉ số GI là gì? Bảng chỉ số GI của thực phẩm? (Hình từ Internet)

Nhân viên y tế nên hướng dẫn cách phân bố bữa ăn cá nhân hóa ra sao?

Căn cứ Tiểu mục 5.2.4 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:

Cách phân bố bữa ăn:
a) Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa
- BN cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của BN cần cá nhân hóa
- BN kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn.
- Những BN sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó.
- BN tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài.
- BN có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý.
b) Sử dụng bữa phụ:
- Không sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ như: bánh mỳ, khoai nướng, …
- BN có thói quen ăn bữa phụ khi đường huyết cao nên lựa chọn dưa chuột (nhiều xơ, nước, ít bột đường)
- Nên sử dụng các sản phẩm dành cho BN đái tháo đường như: bánh, sữa, ngũ cốc.
- BN thừa cân hoặc đang trong quá trình giảm cân, nếu giữa các bữa ăn có đường huyết thấp nên báo bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp.
- Mức năng lượng bữa phụ phải nằm trong tổng mức năng lượng hàng ngày của người bệnh. Nếu dư thừa có thể gây tăng cân, tăng đường huyết. Thông thường, bữa phụ chỉ nên chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong ngày.
- Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm.

Như vậy, nhân viên y tế nên hướng dẫn cách phân bố bữa ăn cá nhân hóa như sau:

- Bệnh nhân cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của bệnh nhân cần cá nhân hóa

- Bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn.

- Những bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó.

- Bệnh nhân tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài.

Bệnh nhân có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý.

5 Huỳnh Hữu Trọng

Từ khóa: Chỉ số GI Chỉ số GI là gì chỉ số GI của thực phẩm Bảng chỉ số GI của thực phẩm nhân viên y tế phân bố bữa ăn bữa ăn cá nhân hóa Hướng dẫn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...