Chỉ số GGT trong test men gan là gì? GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Quy định về nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm?
GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Quy định về nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm?
Chỉ số GGT trong test men gan là gì? GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
[1] Chỉ số GGT là gì?
Chỉ số GGT (Gamma Glutamyl Transferase) là một loại enzyme do gan sản xuất, có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là các chất độc, thuốc và rượu.
Enzyme này thường tồn tại với nồng độ thấp trong máu, nhưng khi gan gặp tổn thương như do viêm gan, nghiện rượu, nhiễm độc gan, tắc đường mật hay bệnh gan nhiễm mỡ thì lượng GGT sẽ tăng cao bất thường. Vì vậy, GGT được xem là một chỉ số nhạy trong việc phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến gan, ngay cả khi các chỉ số men gan khác như AST hay ALT vẫn còn trong giới hạn bình thường.
[2] GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GGT bình thường ở người trưởng thành thường dao động từ 0 đến 60 U/L, (có thể thay đổi tùy theo giới tính và thời điểm xét nghiệm). Ở nam giới, mức GGT dưới 70 U/L thường được xem là an toàn, nữ giới là khoảng 50 U/L.
Tuy nhiên, nếu GGT tăng cao trên 100 U/L thì đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy gan có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng như: viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc tổn thương do lạm dụng rượu, thuốc gây độc gan hay bệnh tắc mật.
Một điều cần lưu ý là chỉ số GGT có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như uống rượu, hút thuốc, dùng một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc giảm đau hoặc thậm chí là tình trạng béo phì. Do đó, để đánh giá chính xác tình trạng gan, GGT thường được xét nghiệm cùng với các chỉ số khác như ALT, AST, ALP và bilirubin. Khi thấy GGT cao bất thường thì nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời vì tổn thương gan nếu để lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Ngoài chỉ số GGT, để xác tình trạng gan còn có các chỉ số xét nghiệm như ALT, AST, ALP và bilirubin.
Chỉ số GGT trong test men gan là gì? GGT bao nhiêu là nguy hiểm? (Hình từ Internet)
Quy định về nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 49/2018/TT-BYT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm như sau:
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng
1. Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật viên và nhân viên y tế khác trong khoa thực hiện đúng các quy định.
2. Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị của người bệnh, gia đình người bệnh, báo cáo trưởng khoa giải quyết.
3. Phân công trực trong khoa và tham gia thường trực. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác.
4. Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác theo phân công của trưởng khoa.
5. Chấm công hằng ngày, tổng hợp ngày công hằng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt.
6. Tham gia đào tạo cho kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác trong khoa và học viên đến học tập theo sự phân công của trưởng khoa.
7. Lập dự trữ trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất, thuốc thử sử dụng trong khoa để báo cáo trưởng khoa.
8. Kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định, ghi phiếu sửa chữa dụng cụ hỏng.
9. Kiểm tra, đôn đốc việc bảo đảm vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và bảo hộ lao động trong khoa.
Như vậy, nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm bao gồm:
- Tổ chức thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật viên và nhân viên y tế khác trong khoa thực hiện đúng các quy định về hoạt động xét nghiệm..
- Kỹ thuật viên trưởng phải trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị của người bệnh, gia đình người bệnh, báo cáo trưởng khoa giải quyết. Cũng như thực hiện phân công trực trong khoa và tham gia thường trực. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác.
- Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác theo phân công của trưởng khoa.
- Đảm bảo chấm công hằng ngày, tổng hợp ngày công hằng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt.
- Tham gia vào các buổi đào tạo cho kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác trong khoa và học viên đến học tập theo sự phân công của trưởng khoa.
- Lập các thông tin, số liệu về dự trữ trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất, thuốc thử sử dụng trong khoa để báo cáo trưởng khoa.
- Kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định, ghi phiếu sửa chữa dụng cụ hỏng; đôn đốc việc bảo đảm vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn và bảo hộ lao động trong khoa.
Từ khóa: Chỉ số GGT Chỉ số GGT là gì GGT bao nhiêu là nguy hiểm nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng trong hoạt động xét nghiệm nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng hoạt động xét nghiệm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;