Cân nặng thai nhi theo tuần?

Cân nặng thai nhi theo tuần? Quy định về chuẩn đoán và xử trí tăng huyết áp đơn tuần trong thai kỳ? Quy định về chuẩn đoán và xử trí sản giật?

Đăng bài: 11:37 22/03/2025

Cân nặng thai nhi theo tuần?

Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần:

Tuổi thai nhi

Chiều dài (cm)

Cân nặng (gam)

Tuần 8

1.6

1

Tuần 9

2.3

2

Tuần 10

3.1

4

Tuần 11

4.1

45

Tuần 12

5.4

58

Tuần 13

6.7

73

Tuần 14

14.7

93

Tuần 15

16.7

117

Tuần 16

18.6

146

Tuần 17

20.4

181

Tuần 18

22.2

222

Tuần 19

24.0

272

Tuần 20

25.7

330

Tuần 21

27.4

400

Tuần 22

29

476

Tuần 23

30.6

565

Tuần 24

32.2

665

Tuần 25

33.7

756

Tuần 26

35.1

900

Tuần 27

36.6

1000

Tuần 28

37.6

1100

Tuần 29

39.3

1239

Tuần 30

40.5

1.396

Tuần 31

41.8

1.568

Tuần 32

43.0

1.755

Tuần 33

44.1

2000

Tuần 34

45.3

2200

Tuần 35

46.3

2.378

Tuần 36

47.3

2.600

Tuần 37

48.3

2.800

Tuần 38

49.3

3.000

Tuần 39

50.1

3.186

Tuần 40

51.0

3.338

Tuần 41

51.5

3.600

Tuần 42

51.7

3.700

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn là công cụ hữu ích giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 40 của thai kỳ. Nhờ bảng này, mẹ bầu có thể so sánh cân nặng thai nhi sau mỗi lần thăm khám để biết con có đang phát triển đúng chuẩn hay không. Nếu cân nặng thai nhi nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn, mẹ bầu sẽ được tư vấn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Việc theo dõi sát sao này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Cân nặng thai nhi theo tuần?

Cân nặng thai nhi theo tuần? (Hình từ Internet)

Quy định về chuẩn đoán và xử trí tăng huyết áp đơn tuần trong thai kỳ?

Căn cứ theo Điều 2 Hướng dẫn sàng lọc, chuẩn đoán và xử trí tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật và sản giât ban hành theo Quyết định 1154/QĐ-BYT năm 2024 quy định về chuẩn đoán và xử trí tăng huyết áp đơn tuần trong thai kỳ như sau:

(1) Chẩn đoán

- HATT ≥ 140mmHg và / hoặc HATTr ≥ 90mmHg, khi đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ ở bất kỳ thời điểm nào từ tuần thứ 20 thai kỳ đến < 6 tuần sau sinh; và

- Protein niệu (-); và

- Không có các triệu chứng tổn thương cơ quan đích liên quan đến TSG.

(2) Xử trí

(2.1) Cấp khám chữa bệnh ban đầu

- Hàng tuần: đo HA, xét nghiệm protein niệu, nghe tim thai, đo chiều cao tử cung và phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu nguy cơ tiến triển TSG - SG.

- Hướng dẫn, tư vấn theo dõi HA tại nhà và các triệu chứng, dấu hiệu nguy cơ tiến triển TSG - SG.

- Chỉ khám bệnh, chữa bệnh ở cấp khám chữa bệnh ban đầu những trường hợp HA < 150/100 mmHg. Chuyển khám bệnh, chữa bệnh ở cấp cao hơn nếu HA ≥ 150/100 mmHg hoặc xuất hiện bằng chứng tiến triển nặng hoặc có dấu hiệu chuyển dạ.

(2.2) Cấp khám chữa bệnh cơ bản, chuyên sâu

- Ngưỡng điều trị hạ HA khi HA ≥ 140/90 mmHg.

- Mục tiêu điều trị duy trì HA < 135/85 mmHg, HATTr nên duy trì < 85 mmHg. Nếu kiểm soát tốt HA, có thể theo dõi ngoại trú.

- Đối với tăng huyết áp có HATT ≥ 170 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg thì cần hạ HA động mạch trung bình xuống 20 - 25% trong vài giờ.

- Thuốc kiểm soát HA khuyến cáo gồm Methyldopa hoặc Nifedipine tác dụng kéo dài hoặc Labetalol, Nicardipine.

- Tư vấn tình trạng bệnh cho thai phụ và gia đình.

- Kiểm tra tình trạng thai (siêu âm, CTG), protein niệu, tiểu cầu, chức năng thận, điện giải đồ, công thức máu, AST, ALT, bilirubin hàng tuần. Protein niệu có thể xét nghiệm hàng ngày tuỳ theo mức HA và diễn biến lâm sàng. Siêu âm thai nhi nên được lặp lại mỗi 2 - 4 tuần để đánh giá sự phát triển của thai nhi, thể tích nước ối và Doppler động mạch rốn. Đo CTG chỉ thực hiện nếu có chỉ định.

- Thời điểm kết thúc thai kỳ: thời điểm kết thúc thai kỳ tối ưu nên sau 37 tuần bằng phương pháp sinh thường hoặc mổ lấy thai

- Phương pháp kết thúc thai kỳ cần được cụ thể hóa trên từng trường hợp.

(3) Theo dõi sau sinh

- Kiểm tra HA 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu sau sinh và ít nhất 1 lần trong ngày thứ 3 - 5 sau sinh để theo dõi thay đổi HA.

- Duy trì thuốc hạ HA như điều trị trước sinh.

- Nếu chưa sử dụng thuốc hạ HA trước đó, điều trị khi HA > 140/90 mmHg. Nếu đang sử dụng thuốc hạ HA, xem xét điều chỉnh thuốc hạ HA (liều hoặc loại).

- Mục tiêu điều trị duy trì HA < 135/85 mmHg, HATTr nên duy trì < 85 mmHg. Nếu kiểm soát tốt HA, HA<130/80 mmHg thì cân nhắc giảm, ngưng thuốc.

- Đánh giá lại sau sinh 6 tuần. Chuyển khám chuyên khoa Nội Tim mạch sau 1 - 3 tháng để quản lý nguy cơ tim mạch liên quan đến tăng HA trong thai kỳ. Tư vấn nguy cơ TSG trong thai kỳ sau.

Quy định về chuẩn đoán và xử trí sản giật?

Căn cứ theo Điều 4 Hướng dẫn sàng lọc, chuẩn đoán và xử trí tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật và sản giât ban hành theo Quyết định 1154/QĐ-BYT năm 2024 quy định về chuẩn đoán và xử trí sản giật như sau:

(1) Chẩn đoán

Xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc.

Các triệu chứng có thể kèm theo trong SG gồm:

- Tăng HA.

- Nhức đầu liên tục vùng trán hoặc vùng chẩm hoặc cơn đau đầu cấp tính.

- Rối loạn thị giác gồm ám điểm, mất thị lực (mù vỏ não), mờ mắt, nhìn kém, khiếm khuyết trường thị giác (bán manh cùng bên), sợ ánh sáng.

- Đau vùng hạ sườn phải hoặc đau vùng thượng vị.

- Các cơn rung giật.

- Các triệu chứng thần kinh: rối loạn trí nhớ, tăng phản xạ gân xương, giảm nhận thức thị giác, giảm phản ứng thị giác, thay đổi trạng thái tâm thần.

Chẩn đoán phân biệt: những cơn co giật kèm các dấu hiệu thần kinh cục bộ, hoặc không kiểm soát được bằng Magie sulphat hoặc xuất hiện trước 20 tuần thai kỳ cần phải chẩn đoán phân biệt với:

- Những bệnh lý xuất hiện đồng thời với thai kỳ (khối u não, vỡ phình động mạch).

- Những bệnh lý nặng lên do thai kỳ (ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng tan máu tăng urê máu, huyết khối tĩnh mạch não).

- Các rối loạn chuyển hóa (hạ canxi máu, hạ natri máu, hạ đường huyết).

- Nhiễm độc (thuốc hoặc rượu, nhiễm độc thuốc).

- Nhiễm trùng (viêm não, màng não, nhiễm trùng huyết).

(2) Xử trí

Nguyên tắc:

Nếu chứng kiến cơn sản giật, cần tránh chấn thương, đảm bảo hô hấp, ngăn ngừa dị vật đường thở. Bệnh nhân nên đặt nằm nghiêng trái, các vấn đề ưu tiên bao gồm:

- Phòng ngừa thiếu oxy hít sặc và chấn thương cho mẹ.

- Phát hiện và xử trí các biến chứng (nhồi máu não, xuất huyết não)

- Kiểm soát tăng huyết áp.

- Phòng ngừa cơn giật tái phát.

- Đánh giá chấm dứt thai kỳ.

(2.1) Cấp khám chữa bệnh ban đầu và cơ bản

- Bước đầu điều trị sản phụ có lên cơn SG bao gồm các biện pháp cơ bản:

+ Đặt người bệnh nằm nghiêng.

+ Thở oxy 8 - 10 lít/phút qua mặt nạ hoặc ống thông mũi (có thể tăng lên 15 lít/phút).

+ Bảo vệ bệnh nhân khỏi chấn thương trong khi lên cơn giật.

+ Không bắt buộc ngáng lưỡi trong cơn SG.

+ Hút đờm dãi (không thực hiện trong cơn SG).

+ Tránh dị vật đường thở.

+ Thiết lập đường truyền.

- Sau khi sơ cứu ban đầu, sử dụng oxy đảm bảo hô hấp, bảo vệ bệnh nhân khỏi chấn thương, lập đường truyền, vận chuyển sản phụ an toàn lên cấp chuyên sâu.

- Nên xử trí hạ huyết áp và Magie sulphat để tránh lên cơn giật tái phát khi chuyển viện lên tuyến trên.

(2.2) Cấp khám chữa bệnh chuyên sâu

- Dùng thuốc Magie sulphat kiểm soát cơn giật: duy trì 24 giờ hoặc sau cơn giật cuối cùng.

- Đối với tăng huyết áp có HATT ≥ 170 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg thì cần hạ HATT đến < 160 mmHg và HATTr đến < 105 mmHg trong 2 giờ.

- Khuyến cáo sử dụng Magie sulphat là lựa chọn đầu tay để ngừng cơn co giật và dự phòng cơn co giật tái phát. Liều tấn công Magie sulphat 15% liều 6g pha loãng trong dung dịch Glucose 5% truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút. Sau đó duy trì tĩnh mạch 2g/giờ trong 4 giờ, sau đó đánh giá lâm sàng để tiếp tục hay giảm liều Magie sulphat 1g/giờ. Phải theo dõi phản xạ gân xương hàng ngày, đề phòng dùng quá liều Magie sulphat (phản xạ gân xương giảm).

- Clonazepam IV 1mg, Diazepam 10mg hay Midazolam 1mg/ml có thể được sử dụng để an thần ở các bệnh nhân kích động và chỉ sử dụng khi cần thiết do ức chế trung tâm hô hấp gây khó thở.

- Nếu SG tái phát trên bệnh nhân đang duy trì Magie sulphat, lặp lại liều Magie sulphat 2 - 4g, truyền chậm trong 5 phút và lưu ý dấu hiệu nhiễm độc.

- Nếu không đáp ứng, vẫn co giật sau 20 phút tấn công lại bằng Magie sulphat hoặc nếu tái phát hơn 2 lần, dùng Natri Amobarbital 250 mg tĩnh mạch chậm trong 3 phút, Thiopental hoặc Phenytoin 1250 mg truyền tĩnh mạch 50 mg/phút. Đặt nội khí quản, thông khí hỗ trợ và chuyển ICU theo dõi.

- Chụp sọ não nên được xem xét ở các trường hợp không đáp ứng điều trị với Magie sulphat giúp phát hiện ra các tổn thương tại não.

- Chỉ định, lựa chọn thuốc và liều lượng, mục tiêu kiểm soát huyết áp tương tự TSG nặng.

- Khuyến cáo chấm dứt thai kỳ sớm sau khi huyết động mẹ ổn định.

- Sản giật không phải là một chỉ định của mổ lấy thai, lựa chọn phương pháp chấm dứt thai kỳ dựa vào tuổi thai, ngôi thai và sự thuận lợi của cổ tử cung.

- Nếu chuyển dạ: sinh forceps khi đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện mổ lấy thai.

- Nếu chưa chuyển dạ:

+ Nếu sản phụ ổn định:

++ Tuổi thai 28-34 tuần, sử dụng liệu pháp trưởng thành phổi trước sinh (Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần, cách nhau 12 giờ; hoặc Betamethasone 12mg/lần, tiêm bắp 2 lần cách nhau 24 giờ). Nếu thai nhi không có khả năng sống, kết thúc thai kỳ càng sớm càng tốt ngay khi tình trạng sản phụ cho phép.

++ Tuổi thai trên 34 tuần kết thúc thai kỳ càng sớm càng tốt.

+ Nếu sản phụ không ổn định: chỉ phẫu thuật lấy thai sau khi tình trạng mẹ đã ổn định.

(3) Theo dõi sau sinh

Theo dõi và điều trị sản giật sau sinh tương tự như tiền sản giật. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi xảy ra SG trước sinh, khuyến cáo tiếp tục dùng Magie sulphat sau sinh trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi sinh. Khi bị SG sau sinh, khuyến cáo duy trì Magie sulphat sau khi kiểm soát được cơn giật ít nhất trong 24 đến 48 giờ.

- Theo dõi và kiểm soát HA sau sinh bằng các loại thuốc hạ HA tương tự như thuốc dùng trước khi sinh. HA mục tiêu tương tự như điều trị TSG trước sinh. Những trường hợp sản giật không điển hình, nên theo dõi các dấu hiệu thần kinh sau sinh, bao gồm những bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán TSG, tăng HA thai kỳ, hoặc hội chứng HELLP hoặc những người có khiếm khuyết thần kinh dai dẳng, mất ý thức kéo dài, khởi phát cơn động kinh > 48 giờ sau khi sinh, khởi phát cơn động kinh trước 20 tuần tuổi thai hoặc co giật mặc dù đã điều trị bằng Magie sulphat đầy đủ.

14 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...