Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Những đường lây truyền bệnh sởi? Các chẩn đoán biến chứng của bệnh Sởi?

Đăng bài: 17:00 14/04/2025

Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Dưới đây là Thông tin giải thích Bệnh sởi lây qua những đường nào:

[1] Bệnh Sởi là gì?

Theo Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi Ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025, thì Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh do vi rút Sởi (họ Paramyxoviridae, chi Morbillivirus) gây ra, bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc.

Vi rút Sởi chứa RNA sợi đơn, với hai protein chính là hemagglutinin (H) và fusion (F) quan trọng trong đáp ứng miễn dịch. Kháng thể trung hòa chủ yếu tác động lên protein H, còn protein F giúp hạn chế sự phát triển vi rút. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vi rút Sởi được phân thành 8 nhóm (A-H) và 23 kiểu gen, hỗ trợ theo dõi sự lây lan dịch bệnh. 

[2] Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Đồng thời, theo Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025 thì Sởi lây qua đường không khí, giọt bắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp. 

Lưu ý: Thông tin Bệnh sởi lây qua những đường nào? Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn? chỉ mang tính chất tham khảo!

Xem thêm: Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống bệnh Sởi là gì?

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sởi và cách phòng ngừa ra sao?

Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Bệnh sởi lây qua những đường nào? (Hình từ Internet)

Các chẩn đoán biến chứng của bệnh Sởi như thế nào?

Theo tiểu mục 2.7 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025, thì các biến chứng của bệnh Sởi được chẩn đoán như sau:

[1] Viêm phổi

- Viêm phổi là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất ở bệnh nhân Sởi. Viêm phổi có thể xảy ra do: Viêm phổi tế bào khổng lồ do vi rút Sởi gây trực tiếp, hoặc do nhiễm trùng bội nhiễm do vi khuẩn.

- Sau viêm phổi do Sởi nặng, bệnh nhân có thể tiến triển đến viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (Bronchiolitis Obliterans) và tử vong. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh Sởi thường gây ra các biến chứng nặng về hô hấp, bao gồm: viêm thanh khí phế quản (Croup), viêm khí quản, viêm tiểu phế quản.

[2] Biến chứng tai - mũi - họng

- Viêm tai giữa cấp là biến chứng phổ biến nhất của bệnh Sởi.

- Viêm xoang và viêm xương chũm cũng có thể xảy ra.

- Có thể có áp xe sau họng liên quan đến Sởi.

[3] Biến chứng tiêu hóa

- Tiêu chảy và nôn trớ thường gặp trong giai đoạn cấp tính. Mất nước có thể xảy ra do giảm lượng thức ăn đưa vào liên quan đến viêm miệng, tiêu chảy, hoặc cả hai, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

- Viêm ruột thừa hoặc đau bụng có thể xảy ra do tắc nghẽn lòng ruột thừa liên quan đến tăng sản mô lympho.

[4] Biến chứng thần kinh

- Co giật do sốt: xảy ra ở < 3% trẻ mắc Sởi.

- Viêm não do Sởi: tỷ lệ mắc từ 1 - 3/1.000 ca, nguy cơ cao hơn ở thanh thiếu niên và người lớn so với trẻ nhỏ. Viêm não hậu nhiễm Sởi là biến chứng qua trung gian miễn dịch, không phải do vi rút trực tiếp gây tổn thương hệ thần kinh. Triệu chứng viêm não do Sởi: co giật, lơ mơ, kích thích vật vã, hôn mê. Xét nghiệm dịch não tủy: tăng bạch cầu lympho, tăng protein dịch não tủy.

- Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm não do Sởi có liên quan đến tổn thương não trực tiếp do vi rút.

- Viêm não bán cấp do Sởi xuất hiện 1 - 10 tháng sau nhiễm Sởi ở bệnh nhân AIDS, ung thư máu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.

[5] Viêm não xơ cứng toàn thể bán cấp

Viêm não xơ cứng toàn thể bán cấp (Subacute Sclerosing Panencephalitis - SSPE) thường gặp ở trẻ mắc Sởi trước 2 tuổi, 75% bệnh nhân SSPE bị Sởi trước 4 tuổi. Tỷ lệ mắc SSPE giảm đáng kể sau khi chương trình tiêm chủng Sởi được triển khai.

[6] Khởi phát bệnh lao

Nhiễm Sởi có thể ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, làm giảm phản ứng tuberculin khi xét nghiệm Mantoux. Ở những bệnh nhân đang nhiễm lao tiềm ẩn nhiễm Sởi có thể tăng nguy cơ kích hoạt bệnh lao phổi.

[7] Nhiễm trùng huyết

- Nhiễm trùng huyết được xác nhận khi có tình trạng đáp ứng viêm toàn thân và suy chức năng các cơ quan.

- Sốc nhiễm trùng được xác nhận khi người bệnh có tình trạng nhiễm trùng huyết và suy chức năng hệ tuần hoàn.

- Khi phát hiện, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh phù hợp và liệu pháp bù dịch, thuốc vận mạch.

[8] Biến chứng khác

- Bệnh Sởi thể xuất huyết (Black Measles): Hiện nay hiếm gặp, nhưng từng là một thể Sởi rất nặng, với biểu hiện phát ban xuất huyết, thường dẫn đến tử vong.

- Viêm giác mạc: Tổn thương biểu mô giác mạc cũng có thể gặp nhưng hồi phục sau khi khỏi bệnh.

Mục tiêu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 là gì?

Tại Mục 2 kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 Ban hành kèm theo Quyết định 271/QĐ-BYT năm 2025, quy định như sau:

MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.
2. Mục tiêu cụ thể
- 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần sởi.
- Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Theo đó, kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 bao gồm 2 mục tiêu, cụ thể:

[1] Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

[2] Mục tiêu cụ thể

- 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần sởi.

- Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng và Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

16 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...