7 Bước chăm sóc da theo trình tự khoa học?

Các bước chăm sóc da cơ bản? Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm hiện nay? Thành phần chất cấm, thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm?

Đăng bài: 14:25 13/04/2025

7 Bước chăm sóc da theo trình tự khoa học?

Dưới đây là chi tiết 7 bước chăm sóc da theo trình tự khoa học và lời khuyên về các loại mỹ phẩm theo từng bước chăm sóc:

Bước 1: Làm sạch da

Rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu các bước chăm sóc da

Làm sạch da bằng nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang:

- Nước tẩy trang; lotion tẩy trang:

Ưu điểm: phổ biến trên thị trường, dễ sử dụng cho người mới bắt đầu, khả năng làm sạch trung bình khá tùy theo từng loại tẩy trang, có độ dịu nhẹ, làm sạch tốt, không gây kích ứng da, không nhờn rít. Phù hợp với mọi loại da kể cả làn da nhạy cảm.

Nhược điểm: Khó làm sạch các loại trang điểm có tính chống nước cao như: mascara không trôi, bút kẻ mắt lâu trôi, son lì,...phải dùng ma sát mạnh nhiều lần trên bề mặt da khiến da dễ bị tổn thương nếu phải make up thường xuyên

- Dầu tẩy trang; sáp tẩy trang:

Ưu điểm: tẩy trang sạch và dễ dàng các lớp trang điểm khó trôi, mang đi dầu thừa Điểm nổi trội giúp dầu tẩy trang nổi bật hơn so với các loại tẩy trang thông thường khác chính là khả năng làm sạch da hiệu quả với nhiều thành phần thiên nhiên lành tính (dầu hoa cúc, hạnh nhân, oliu,...) mà không mang đến cảm giác khô căng khó chịu. Có thể kết hợp cùng với quy trình massage da mặt.

Nhược điểm: Thuộc một trong số những sản phẩm tẩy trang nên được cân nhắc khi sử dụng, nhất là người mới bắt đầu. Vì nếu không nhũ hóa sạch hoàn toàn sẽ có khả năng gây mụn ẩn, mụn đầu đen ở mũi, mụn bọc ở mũi và mụn bọc ở cằm khá cao

- Khăn giấy tẩy trang:

tuy tiện lợi, dễ mang theo bên mình nhưng không được đánh giá cao trong việc làm sạch. Nhiều sản phẩm chưa hương liệu dễ gây kích ứng da, nhất la da nhạy cảm.

Bước 2: Dùng sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt với công dụng chính trong việc lấy đi các tác nhân gây cản trở việc lỗ chân lông trở nên thông thoáng (bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết, cặn mỹ phẩm). Giúp da sạch sâu và hấp thụ dưỡng chất từ các bước dưỡng da tiếp theo một cách hữu hiệu hơn.

- Sữa rửa mặt dạng kem: làm sạch da tốt, loại bỏ dầu thừa dễ dàng, phù hợp với các loại da, cần tạo bọt kỹ trước khi rửa lên mặt để tăng hiệu quả làm sạch (nếu đang điều trị các vấn đề về da, mụn cần phải có lời khuyên của bác sĩ)

- Sữa rửa mặt dầu: khả năng làm sạch sâu tốt, dễ tẩy trôi các bụi bẩn dễ dàng, tránh ma sát mạnh trên da. Nhưng cũng có hạn chế nếu như không nhũ hóa kỹ cũng sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông, nhờn rít, dễ mọc mụn và các bệnh về da khác.

- Sữa rửa mặt dạng bọt: Tính tiện dụng cao, đồng thời mang đến cảm giác sạch sâu cho làn da sau mỗi lần rửa mặt. Làm sạch dầu thừa và bụi bẩn trên da tốt. Tuy nhiên các sản phẩm tạo bọt đa phần đều có tính kiềm (bazơ) cao. Vì thế, đôi lúc sẽ mang đến cảm giác căng rát sau mỗi khi sử dụng.

Bước 3: Tẩy tế bào chết

Bước này chỉ nên lặp lại 1-2/ tuần

- Tẩy tế bào chết vật lý: là dạng tẩy tế bào chết cơ học với việc massage các hạt mịn trên da, giúp loại bỏ lớp tế bào già cỗi trên tầng thượng bì của da. Từ đó làm tốt nhiệm vụ tẩy tế bào chết. Phù hợp với các làn da dầu, da khỏe.

- Tẩy tế bào chết hóa học: là phương pháp loại bỏ da chết trên nền da nhờ vào các hoạt chất acid: AHA (Acid alpha hydroxy); BHA (acid beta hydroxy); PHA (acid polyhydroxy) với nhiều nồng độ khác nhau. Từ đó giúp da trở nên mịn màng, sáng khỏe và hỗ trợ thu nhỏ kích thước lỗ chân lông hữu hiệu. Đây cũng là một cách trị mụn đầu đen ở mũi, cách trị mụn bọc hiệu quả.

Bước 4: Cân bằng da bằng toner

Sau khi làn da đã được làm sạch hoàn toàn, cho 3-5 giọt toner lên bông tẩy trang. Thoa nhẹ toner trên toàn vùng da mặt và để khô hoàn toàn từ 1-3 phút.

Hoặc nhỏ 3-5 giọt toner vào lòng bàn tay đã được làm sạch kỹ và xoa đều nhẹ nhàng và vỗ nhẹ lên mặt. Điều này giúp toner thấm nhanh và tăng hiệu quả sử dụng.

Bước 5: Dùng tinh chất, serum đặc trị

Serum được xem là một loại tinh chất cô đặc, có khả năng điều trị đặc thù từng vấn đề riêng biệt của da (sắc tố da, nám, tàn nhang, đồi mồi, mụn, thâm, lão hóa da, các tình trạng chảy xệ và nếp nhăn...) Tồn tại dưới dạng nước và gốc dầu. Serum chứa các vi chất siêu nhỏ, có khả năng thẩm thấu đến cả tầng trung bì của da. Hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào, tái tạo và điều trị toàn diện các vấn đề về da gấp 10 lần so với kem dưỡng.

Bước 6: Dùng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm là sản phẩm vừa có khả năng cấp ẩm, vừa mang công dụng khóa ẩm cho làn da. Giúp da được ngậm nước và luôn đạt tình trạng căng mọng, mịn màng.

Quan điểm da dầu không cần cấp ẩm là một suy nghĩ tiêu cực và sai lầm. Việc da thường xuyên tiết dầu chính là dấu hiệu rõ rệt của một làn da thiếu nước, thiếu ẩm. Lúc ấy, da cần phải tiết ra một lượng dầu lớn hơn để cần bằng độ ẩm trên da. Dẫn đến việc đổ dầu thừa nhiều hơn bình thường. Vì thế, dù da của bạn thuộc loại da gì đi nữa thì việc cấp ẩm mỗi ngày là một điều nên thực hiện thường xuyên.

Bước 7: Thoa kem chống nắng mỗi ngày

Được đánh giá là một bước chăm sóc da tối quan trọng và có tỷ lệ quyết định độ khỏe mạnh và sức sống của làn da. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày chính là phương pháp chống lão hóa kém xa xỉ nhất được cả bộ y tế da liễu trên thế giới công nhận. Kem chống nắng thực hiện nhiệm vụ của mình theo cơ chế hấp thụ hoặc phản xạ tia bức xạ mặt trời khi chúng có dấu hiệu “tiếp xúc gây hại” cho làn da. Từ đó giúp hạn chế được các tình trạng da bị cháy nắng sạm đen, bỏng nắng, sạm màu, da chảy xệ và lão hóa nhanh một cách hiệu quả.

Xác định lượng kem chống nắng cần dùng theo tiêu chí khoa học: 2 miligam kem chống nắng tương đương với 1cm2 da. Đồng nghĩa là 1 - 3 gram (khoảng 2 lóng tay áp út và ngón giữa) có thể thoa đủ cho toàn bộ khuôn mặt.

7 Bước chăm sóc da theo trình tự khoa học? mang tính tham khảo. 

>> Xem thêm: Retinol là gì? Có công dụng và cách sử dụng Retinol như thế nào?

>> Xem thêm: Cấy môi sinh học – Xu hướng làm đẹp tự nhiên hay chỉ là trào lưu?
 

https://cdn.nhansu.vn/uploads/img/NMT/cham-soc-da.jpg

7 Bước chăm sóc da theo trình tự khoa học? (Hình từ Internet)

Quy định yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm hiện nay?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm như sau:

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm.

Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục (Annexes) - bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

(Địa chỉ truy cập:  www.dav.gov.vn hoặc www.aseansec.org ).

Các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm hiện nay?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định các thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm như sau:

Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa:

- Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê trong Phụ lục 2 (Annex 2).

- Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục 3 (Annex 3), với nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép.

- Các chất màu khác với các chất được liệt kê trong Phụ lục 4 (Annex 4), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.

- Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục 4 (Annex 4), phần 1 được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu.

- Các chất bảo quản nằm ngoài danh mục trong Phụ lục 6 (Annex 6), phần 1.

- Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục 6 (Annex 6), phần 1, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép, trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục đích đặc biệt, không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.

- Các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài danh mục trong Phụ lục 7 (Annex 7), phần 1.

- Các chất lọc tia tử ngoại nằm trong Phụ lục 7 (Annex 7), phần 1 nhưng có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc điều kiện cho phép.

Sự có mặt của các chất được liệt kê trong Phụ lục 2 (Annex 2) với hàm lượng vết vẫn được chấp nhận nếu vì lý do kỹ thuật không thể tránh được trong “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” và vẫn đảm bảo yêu cầu về độ an toàn của mỹ phẩm như quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

9 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...