Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe cứu thương là gì? Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho các mục đích nào?Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe cứu thương là gì? Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho các mục đích nào?
Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Xe cứu thương là gì? Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho các mục đích nào?
(1) Xe cứu thương là gì?
- Xe cấp cứu, hay còn gọi là Ambulance, là thuật ngữ thường được sử dụng đồng nghĩa với xe cứu thương. Đây là phương tiện chuyên dụng được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hỗ trợ cấp cứu, có bác sĩ theo xe…,để di chuyển bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp, “xe cấp cứu” được hiểu rộng hơn, bao gồm cả các loại xe đặc biệt sử dụng trong các nhiệm vụ hỗ trợ y tế khẩn cấp, như xe chữa cháy cứu hộ có trang bị y tế hoặc xe chuyên chở các thiết bị cấp cứu.
(2) Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho các mục đích nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng xe ô tô cứu thương
1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
- Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
- Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
Lưu ý, không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT
Xe cứu thương là gì? Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho các mục đích nào? (Hình ảnh tử Internet)
Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hiện nay, pháp luật chưa có quy định xử phạt cụ thể đối với việc xe cứu thương sử dụng sai mục đích.
- Tuy nhiên, sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim (sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên) không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT. Việc sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có thể bị phạt tiền theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
...
Như vậy, sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tiêu chuẩn của xe cứu thương theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BYT có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, thì tiêu chuẩn của xe cứu thương theo quy định hiện nay được quy định là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại Mục 3.1.2 TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
[1] Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:
- Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
- Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:
+ Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).
+ Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-BYT.
+ Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2017/TT-BYT.
[2] Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên trong xe ô tô cứu thương:
- Cáng chính: Loại trượt, có dây đai an toàn, có bánh xe;
- Ghế cho nhân viên y tế;
- Tấm nhựa lót sàn xe: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng;
- Đèn chiếu sáng trong xe (phục vụ cấp cứu người bệnh);
- Móc treo dịch truyền;
- Ổ cắm điện 12V;
- Hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các thiết bị y tế, đựng thuốc, y dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng.
- Búa thoát hiểm;
- Trường hợp một kíp cấp cứu ngoại viện thì trên xe ô tô cứu thương phải bảo đảm cơ số thuốc và thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 3385/QĐ-BYT Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;
- Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu về mặt chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể trang bị thêm thiết bị y tế cần thiết khác để phục vụ chuyên môn, bảo đảm đầy đủ thiết bị y tế, thuốc và dụng cụ phục vụ người bệnh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];