Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Mặt trời mọc hướng nào? Tải mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà?
Mặt trời mọc hướng nào? Chính sách phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà? Tải mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà?
Mặt trời mọc hướng nào?
Mặt trời mọc hướng nào? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản ai cũng có thể trả lười được, tuy nhiên thực tế lại không hẳn là như vậy.
Mặt trời luôn mọc ở hướng Đông. Tuy nhiên, vị trí chính xác của Mặt trời khi mọc có thể thay đổi theo mùa do trục nghiêng của Trái Đất.
Vào ngày xuân phân (khoảng 20-21/3) và thu phân (khoảng 22-23/9), Mặt trời mọc chính xác ở hướng Đông và lặn chính xác ở hướng Tây. Đây là hai thời điểm mà trục Trái Đất không nghiêng về phía Mặt trời hay xa Mặt trời.
Vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9 ở Bắc Bán Cầu), Mặt trời mọc lệch về hướng Đông Bắc và lặn ở hướng Tây Bắc.
Vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3 ở Bắc Bán Cầu), Mặt trời mọc lệch về hướng Đông Nam và lặn ở hướng Tây Nam.
(Do trục Trái Đất nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo, vào mùa hè và mùa đông, vị trí Mặt trời mọc sẽ lệch về Đông Bắc hoặc Đông Nam thay vì chính Đông).
Do đó, mặt trời mọc hướng nào còn tuỳ thuộc vào quỹ đạo quay của Trái Đất quanh Mặt trời và góc nghiêng của trục Trái Đất.
Mặt trời mọc hướng nào? Tải mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà?
Chính sách phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện nay ra sao?
Tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg quy định:
Điện mặt trời là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
Tại Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BCT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BCT quy định:
- Giá mua bán điện
+ Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam
+ Bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Bên bán điện và Bên mua điện tự thỏa thuận về giá mua bán điện.
- Trình tự thực hiện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
+ Bên bán điện đăng ký đấu nối với Bên mua điện các thông tin bao gồm địa điểm lắp đặt, quy mô công suất, đường dây tải điện, điểm đấu nối dự kiến.
+ Bên mua điện có ý kiến về khả năng đấu nối, truyền tải công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà của Bên bán điện đăng ký đấu nối lên hệ thống lưới điện của Bên mua điện. Thời hạn trả lời không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Bên mua điện nhận được đăng ký của Bên bán điện.
+ Bên bán điện và Bên mua điện thực hiện thỏa thuận đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà của Bên bán điện vào hệ thống lưới điện của Bên mua điện. Trường hợp hệ thống điện mặt trời mái nhà của Bên bán điện đấu nối vào lưới điện không phải là tài sản của Bên mua điện hoặc lưới điện của đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Bên mua điện và Bên bán điện thỏa thuận với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu lưới điện để thực hiện thỏa thuận đấu nối. Thời hạn ký thỏa thuận đấu nối không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Bên mua điện nhận được đủ hồ sơ đấu nối điện, văn bản chấp thuận đấu nối của chủ sở hữu lưới điện (nếu có).
+ Bên bán điện thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có quy mô phù hợp với nội dung tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
+ Bên bán điện gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm văn bản đề nghị bán điện, tài liệu kỹ thuật về tấm quang điện mặt trời, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều (bộ nghịch lưu); đường dây tải điện, máy biến áp (nếu có); giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng thiết bị (bản sao y).
+ Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ, ký hợp đồng mua bán điện và đóng điện, đưa hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành; thời hạn Bên mua điện ký hợp đồng là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, hồ sơ đề nghị bán điện của Bên bán điện. Trường hợp bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền, Bên mua điện và Bên bán điện ký hợp đồng mua bán điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
+ Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của từng hệ thống điện mặt trời mái nhà, Bên bán điện và Bên mua điện thống nhất trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục, công việc quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này.
- Bên bán điện phải bảo đảm bộ nghịch lưu có chức năng cắt hòa lưới điện khi lưới điện của Bên mua điện không có điện, chống khả năng can thiệp, chiếm quyền giám sát hoạt động, vận hành từ các yếu tố bên ngoài và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật về chất lượng điện năng.
- Hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà?
Nội dung hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2020/TT-BCT.
Ngoài các nội dung theo quy định, Bên bán điện và Bên mua điện được bổ sung nội dung của hợp đồng mua bán điện mẫu để làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Nội dung bổ sung phải thống nhất và không trái với các nội dung của các hợp đồng mua bán điện mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này.
Tải mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tại đây
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];