Từ ngày 1 7 2025, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng dành cho công chứng viên là bao lâu?
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng dành cho công chứng viên là bao lâu từ ngày 1 7 2025? Hình thức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng là gì?
Từ ngày 1 7 2025, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng dành cho công chứng viên là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 05/2025/TT-BTP quy định như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm) liên tục hoặc cộng dồn trong năm đó.
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mà vẫn được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Là thành viên Ban soạn thảo hoặc Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật về công chứng hoặc thành viên Hội đồng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
c) Tham gia Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về công chứng;
d) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này thực hiện;
đ) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
e) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này hoặc hội thảo, tọa đàm đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công chứng do Cục Bổ trợ tư pháp, Học viện Tư pháp, Sở Tư pháp, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam tổ chức.
...
Như vậy, từ ngày 1 7 2025 thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu đối với công chứng viên là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm) liên tục hoặc cộng dồn trong năm đó.
Xem thêm:
>>>> Hình thức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng đối với công chứng viên từ ngày 1 7 2025?
>>>> Công chứng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm với các nội dung gì?
Từ ngày 1 7 2025, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng dành cho công chứng viên là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hình thức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; các kỹ năng bổ trợ cho hoạt động hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được thực hiện theo hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Như vậy, hình thức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng là trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Như vậy, người có đủ các tiêu chuẩn bên dưới sẽ được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Từ khóa: Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng Công chứng viên Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng Bổ nhiệm công chứng viên
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;