Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự?

Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự là nghề Chấp hành viên? Chấp hành viên có được thực hiện thi hành án liên quan đến quyền lợi của bản thân hoặc người thân không?

Đăng bài: 15:30 09/07/2025

Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự?

Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc được công nhận và cho thi hành,... Đây là chặng đường cuối cùng để thực thi công lý cho quá trình tố tụng đã diễn ra từ xác minh tài sản, áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc cho phép tự nguyện thực hiện các biện pháp thi hành án khác.

Hiện nay, Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. Tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm công tác pháp luật, quá trình công tác Chấp hành viên và thực tế của các kỳ thi thì được xem xét thăng cấp Chấp hành viên theo quy định.

Chấp hành viên được xem như là nhân tố quyết định do toàn bộ các vụ yêu cầu, khiếu kiện đều chỉ có một mong muốn duy nhất là được pháp luật xét xử, đưa ra phán quyết cuối cùng để thực thi đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Chấp hành viên là người được hưởng lương, ưu đãi, phụ cấp và các khoản phí khác. Để trở thành một Chấp hành viên thì cần là người tốt nghiệp cử nhân Luật trở lên, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức và các điều kiện khác để trở thành một Chấp hành viên chính thức.

Đây là chặng đường của những người thực hiện công tác thi hành án dân sự để đóng góp cho xã hội, đảm bảo tính tuân thủ theo quy định, tuy nhiên công việc của Chấp hành viên cũng còn nhiều khó khăn như:

- Trong thời kỳ số hóa toàn cầu thì công tác thi hành án cũng sẽ dần phải thay đổi để thích nghi, đảm bảo sự hiệu quả và đè trách nhiệm nghiên cứu và thực thi lên Chấp hành viên.

- Nguồn nhân lực Chấp hành viên thực tế chưa đủ để đáp ứng toàn bộ khối lượng công việc.

- Công việc mang tính áp lực cao, phải thực thi nhiều biện pháp cưỡng chế phức tạp và nguy hiểm.

- Phải đảm bảo được khuôn khổ pháp luật, không thể chậm thực thi và chịu trách nhiệm nếu có sai sót.

Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác thì toàn bộ những vấn đề trên đều là cơ hội để rèn luyện thêm kỹ năng, có thêm khả năng va chạm và tích lũy các kỹ năng chuyên môn.

Trên là thông tin Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự.

>> Năm 2025, Chấp hành viên là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên ra sao?

>> 08 việc Chấp hành viên không được làm từ năm 2025 là gì?

Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự?

Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)

Chấp hành viên có được thực hiện thi hành án liên quan đến quyền lợi của bản thân hoặc người thân không?

Căn cứ Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Như vậy, Chấp hành viên không được phép thực hiện thi hành án liên quan đến quyền lợi của bản thân hoặc các người thân thuộc một trong những trường hợp sau:

- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Từ khóa: Chấp hành viên Thi hành án dân sự Thực hiện thi hành án Quyền lợi của bản thân Thi hành án

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...