Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngũ hành tương sinh là gì? Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc như thế nào?
Ngũ hành tương sinh là gì? Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc ra sao? Ứng dụng của ngũ hành tương sinh tương khắc trong đời sống và công việc?
Ngũ hành tương sinh là gì? Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc như thế nào?
Ngũ hành tương sinh là quy luật trong học thuyết ngũ hành, mô tả mối quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau giữa năm nguyên tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó, mỗi hành đều có hành sinh ra nó và hành mà nó sinh ra, tạo thành một vòng tuần hoàn liên tục.
Quy luật ngũ hành tương sinh:
Mộc sinh hỏa: Mộc mang tính ôn hòa, là nguồn gốc sinh ra lửa (Hỏa), giống như việc cành khô bị đốt sẽ tạo ra lửa. Trong ngũ hành, Mộc là yếu tố nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho Hỏa phát triển, thể hiện quy luật Mộc sinh Hỏa.
Hỏa sinh thổ: Hỏa mang tính nóng, khi mọi vật bị đốt cháy sẽ hóa thành tro, từ đó tạo ra đất (Thổ). Trong ngũ hành, Hỏa sinh Thổ, thể hiện mối quan hệ tương sinh giữa hai yếu tố này.
Thổ sinh kim: Kim loại được hình thành từ quặng trong lòng đất, trải qua hàng triệu năm tích tụ. Trong ngũ hành, Thổ sinh Kim, thể hiện mối quan hệ tương sinh khi đất tạo ra những kim loại quý giá.
Kim sinh thủy: Theo nghiên cứu hiện đại, kim loại khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy sẽ chuyển sang thể lỏng. Trong quan niệm cổ, quẻ Càn thuộc hành Kim tượng trưng cho trời, tạo ra mưa để sinh ra nước, minh họa cho quy luật Kim sinh Thủy.
Thủy sinh mộc: Cây cối không thể phát triển nếu thiếu nước, từ thực vật đơn bào đến đa bào đều cần nước để tồn tại. Theo ngũ hành, Thủy nuôi dưỡng và thúc đẩy Mộc, thể hiện quy luật Thủy sinh Mộc.
Ngược lại, đối với ngũ hành tương khắc:
Nhìn vào bảng ngũ hành, tương khắc có nghĩa là sự áp chế, sát phạt, cản trở sinh trưởng, phát triển. Cụ thể là sự vật này khắc chế, bài trừ, đối lập và hạn chế sự phát triển của sự vật khác. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng vượt quá ranh giới sẽ khiến vạn vật bị diệt vong, hủy diệt.
Trong quy luật, ngũ hành tương sinh tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật ngũ hành tương khắc là:
Thủy khắc Hỏa: Gặp Hỏa, Thủy sẽ thua bởi khi gặp lửa, nước sẽ bị dập tắt.
Hỏa khắc Kim: Tinh thắng kiên. Do vậy, Hỏa thắng Kim bởi khi có nhiệt độ cao sẽ nung chảy Kim
Kim khắc Mộc: Cương khắc nhu. Bởi Kim là vật chất có thể sản xuất và tạo thành công cụ có thể khoan, cắt Mộc, cũng giống như kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
Mộc khắc Thổ: Chuyên thắng tán. Điều này có thể hiểu là Mộc thắng Thổ vì cây có sức mạnh mẽ, có thể hút hết chất dinh dưỡng, cản trở sự sinh trưởng của đất.
Thổ khắc Thủy: Thực thắng hư. Thổ thẳng Thủy bởi đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy và bao quanh nước.
Ngũ hành tương sinh là gì? Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc như thế nào? nêu trên mang tính chất tham khảo!
Ngũ hành tương sinh là gì? Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc như thế nào? (Hình từ Internet)
Ứng dụng của ngũ hành tương sinh tương khắc trong đời sống và công việc?
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc luôn gắn liền với các vấn đề trong cuộc sống của mỗi người. Cụ thể:
* Trong đời sống
- Ngũ hành tương sinh đối với hôn nhân: Người ta thường dựa vào ngũ hành để xem sự hòa hợp giữa hai người trong hôn nhân hoặc quan hệ làm ăn. Những người có bản mệnh tương sinh sẽ dễ thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau, trong khi nếu khắc nhau thì cần điều chỉnh để duy trì mối quan hệ bền vững.
Ngũ hành tương sinh đối với màu sắc: Ngũ hành tương sinh trong màu sắc giúp cân bằng năng lượng và mang lại may mắn trong cuộc sống. Mỗi hành có nhóm màu đại diện: mộc (xanh lá), hỏa (đỏ, cam, hồng, tím), thổ (vàng, nâu), kim (trắng, xám, bạc) và thủy (đen, xanh dương).
Theo quy luật tương sinh, mộc sinh hỏa (xanh lá hỗ trợ đỏ, cam), hỏa sinh thổ (đỏ, cam hỗ trợ vàng, nâu), thổ sinh kim (vàng, nâu hỗ trợ trắng, xám), kim sinh thủy (trắng, xám hỗ trợ đen, xanh dương), và thủy sinh mộc (đen, xanh dương hỗ trợ xanh lá). Ứng dụng trong trang phục, nhà cửa và kinh doanh giúp tạo sự hài hòa và thu hút năng lượng tốt.
Ngũ hành tương sinh đối với hướng nhà: Chọn đất và xây dựng nhà là việc trọng đại đối với mỗi gia đình. Mỗi khi tiến hành xây dựng, gia chủ không chỉ chú trọng tìm hiểu các phong cách thiết kế đẹp mà cũng cần xem hướng đất, hướng nhà hợp mệnh. Hướng nhà hợp mệnh sẽ thu hút vượng khí, tài lộc và hạn chế những điều không may mắn, xui rủi.
* Trong công việc
Làm việc với người hợp mệnh sẽ mang đến sự thành công, sự nghiệp công danh thăng tiến và có mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, trong trường hợp đối tác là người khắc mệnh, khách hàng nên tìm một người có yếu tố dung hòa để hai bên có tiếng nói chung, công việc thuận lợi hơn.
Hoặc ngũ hành giúp lựa chọn đối tác, ngành nghề phù hợp để phát triển sự nghiệp. Chẳng hạn, người thuộc mệnh kim thường phù hợp với lĩnh vực tài chính, kinh doanh vàng bạc, trong khi người mệnh mộc hợp với nghề liên quan đến nông nghiệp, nội thất hoặc giáo dục. Việc sử dụng màu sắc, vật phẩm phong thủy đúng theo ngũ hành cũng giúp công việc thuận lợi hơn.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định ra sao?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];