Đại lễ Vesak 2025 ngày nào? Lễ Vesak 2025 tổ chức ở đâu? Cầu sự nghiệp thăng tiền, thuận buồm xuôi gió vào ngày đại lễ Vesak được không?
Đại lễ Vesak năm 2025 diễn ra vào ngày nào và tổ chức ở đâu? Cầu sự nghiệp thăng tiền, thuận buồm xuôi gió vào ngày đại lễ Vesak được không?
Đại lễ Vesak 2025 ngày nào? Lễ Vesak 2025 tổ chức ở đâu?
Tổng quan về Đại lễ Vesak 2025:
- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật Đản được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 15/12/1999, được 34 nước đề xuất và thừa nhận. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đã trở thành một lễ hội văn hoá tôn giáo toàn cầu.
- Đại lễ Vesak 2025 sẽ có sự tham gia của hơn 80 quốc gia. Dự kiến có 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự (khoảng 1.200 đại biểu khách quốc tế) đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có các quan chức lãnh đạo Liên Hợp Quốc, nguyên thủ một số quốc gia, các Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch các tổ chức Phật giáo, cùng rất nhiều học giả, nhân sĩ, trí thức trên toàn thế giới.
Đại lễ Vesak 2025 ngày nào?
Đại lễ Vesak 2025 diễn ra từ ngày 6/5 - 8/5/2025 (tức từ mùng 9/4 - 11/4 âm lịch).
Lễ Vesak 2025 tổ chức ở đâu?
Lễ Vesak 2025 sẽ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.
Địa điểm tổ chức Lễ Vesak 2025 gồm:
- Lễ khai mạc, hội thảo, bế mạc tại hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).
- Các sự kiện văn hóa và tôn tri Xá lợi Phật diễn ra tại Chùa Thanh Tâm, Công viên văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh (bên cạnh Học viện);
- Các sự kiện tôn trí Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự, đường 3/2, quận 10.
- Đối với đêm giao lưu nghệ thuật quốc tế được tổ chức tại Nhà hát Sala khu đô thị Đại Quang Minh (TP Thủ Đức) vào tối 8/5.
Đại lễ Vesak 2025 ngày nào? Lễ Vesak 2025 tổ chức ở đâu? Cầu sự nghiệp thăng tiền, thuận buồm xuôi gió vào ngày đại lễ Vesak được không? (Hình từ Internet)
Cầu sự nghiệp thăng tiền, thuận buồm xuôi gió vào ngày đại lễ Vesak được không?
Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc không chỉ là dịp để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật mà còn là thời điểm thiêng liêng để mỗi người có thể thành tâm cầu nguyện cho bản thân, người thân xung quanh và xã hội.
Việc cầu nguyện cho sự nghiệp thăng tiến, thuận buồm xuôi gió trong ngày đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc hoàn toàn phù hợp. Người cầu nguyện có thể tham gia các nghi nghễ, thiền định và làm các công việc thiện nguyện. Những việc làm này có thể mang đến năng lượng tích cực, an lạc và mở ra những cơ hội mới trong công việc.
Tuy nhiên việc mong cầu trong ngày Đại lễ Phật Đản không phải là ngồi im mong chờ sự may mắn sẽ tới mà đó là sự định hướng của bản thân, việc sống tích cực hơn, chân thành và nỗ lực hơn mới là yếu tố quan trọng và quyết định sẽ mang đến những may mắn và hiệu quả trong công việc.
Người tham gia Đại lễ Vesak 2025 có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội thì:
Người tham gia Đại lễ Vesak có những quyền như sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia Đại lễ Vesak sẽ có những trách nhiệm như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];