Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Quyết định 759/QĐ-TTg: Chính thức công bố phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành?
Theo như Quyết định 759/QĐ-TTg, phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành thế nào?
Quyết định 759/QĐ-TTg: Chính thức công bố phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành?
Theo tiết 3.2.2 tiểu mục 3 Mục IV Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ có đề cập đến phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành trong diện sắp xếp cụ thể như sau:
(1) Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km và quy mô dân số 1.731.600 người.
(2) Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km và quy mô dân số 1.656.500 người.
(3) Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km và quy mô dân số 1.694.500 người.
(4) Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km và quy mô dân số 3.663.600 người.
(5) Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km và quy mô dân số 3.509.100 người.
(6) Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514,8 km và quy mô dân số 3.208.400 người.
(7) Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 01 thành phố trực thuộc trung trong có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.
(8) Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km và quy mô dân số 3.818.700 người.
(9) Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km và quy mô dân số 1.584.000 người.
(10) Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km và quy mô dân số 2.819.900 người.
(11) Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người. (12) Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai), trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km và quy mô dân số 3.153.300 người.
(13) Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.555,9 km và quy mô dân số 1.882.000 người.
(14) Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km và quy mô dân số 3.324.400 người.
(15) Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km? và quy mô dân số 2.831.300 người.
(16) Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km và quy mô dân số 13.608.800 người.
(17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km và quy mô dân số 4.427.700 người.
(18) Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km và quy mô dân số 2.959.000 người.
(19) Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 01 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km và quy mô dân số 3.207.000 người.
(20) Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km và quy mô dân số 3.367.400 người.
(21) Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km và quy mô dân số 3.397.200 người.
(22) Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km và quy mô dân số 2.140.600 người.
(23) Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km và quy mô dân số 3.679.200 người.
Trên đây là phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành thuộc diện sáp nhập theo Quyết định 759/QĐ-TTg.
Quyết định 759/QĐ-TTg: Chính thức công bố phương án sáp nhập cụ thể đối với 52 tỉnh thành? (Hình từ Internet)
52 tỉnh thành thuộc diện sắp xếp sáp nhập là những tỉnh thành nào?
Có tổng số 52 tỉnh thành thực hiện sắp xếp, gồm:
+ 04 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành địa chính
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV có quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành địa chính như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác địa chính; tâm huyết với công việc.
- Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
- Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];