Thuốc giả là gì? Những mẹo nhỏ để dễ dàng phân biệt thuốc giả với thuốc thật

Thuốc giả là gì? Những cách để người dùng có thể dễ dàng phân biệt thế nào là thuốc giả với thuốc thật

Đăng bài: 11:25 17/04/2025

Thuốc giả là gì? Những mẹo nhỏ để dễ dàng phân biệt thuốc giả với thuốc thật

Căn cứ theo khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 quy định về định nghĩa “thuốc giả” là loại thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không có dược chất, dược liệu;

- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;

- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều 2 Luật Dược 2016 trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;

- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

Tóm lại đây là những sản phẩm được sản xuất hoặc phân phối dưới danh nghĩa là thuốc thật nhưng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, khối lượng, thành phần hoặc công dụng đã được quy định.

Những mẹo có thể dùng để nhận biết thuốc giả và thuốc thật

1. Quan sát kỹ lưỡng bao bì

Điểm đầu tiên để có thể dễ dàng kiểm tra chính là bao bì của thuốc bởi vì nếu là bao bì thuốc thật thì thường sẽ có thiết kế rõ ràng, chữ in sắc nét, không bị nhòe và không bị sai lỗi chính tả.

Còn nếu bao bì thuốc giả thì thường sẽ dùng vỏ bao bì kém chất lượng, dễ bị rách, mực in bị nhòe, không đều và nó rất khác với những sản phẩm đã sử dụng trước đó. Thậm chí còn không có lớp màng chống giả hay tem niêm phong đặc biệt của từng loại thuốc hoặc từng nhà sản xuất.

Và có thể tìm mã vạch QR để quét thử xem và kiểm tra thật kỹ những thông tin in trên bao bì thì có thể nhận biết được.

2. Kiểm tra các thông tin có trên hộp và vỉ thuốc

Bởi vì có đôi khi những thông tin trên hộp thuốc cụ thể như tên thuốc, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng,... hay trong tờ giấy hướng dẫn đều có thể không hoàn toàn hoặc thậm chí là không hề trùng khớp 1 chi tiết nào.

Và thậm chí có một số loại thuốc giả còn ghi sai cả tên thuốc hoặc nhãn hiệu. Thì đó chính là dấu hiệu đang để chúng ta nghi ngờ rằng bản thân đang sử dụng phải thuốc giả.

3. Xem xét kỹ về các loại màu sắc, mùi hay hình dạng của các viên thuốc

Những loại thuốc đủ tiêu chuẩn thường sẽ không có mùi lạ, các loại màu sắc sẽ đồng đều với nhau và sẽ có kết cấu vô cùng chắc chắn nên sẽ không dễ bị rơi vụn thuốc. Hoặc có thể có những loại thuốc đạt chất lượng nhưng vẫn mang một loại mùi hương đặc trưng thì vẫn có thể là thuốc thật.

4. Tự cảm nhận trong quá trình sử dụng 

Nếu đang sử dụng thuốc thật thì cơ thể sẽ xuất hiện những hiệu quả rõ rệt trong suốt thời gian sử dụng nếu dùng đúng theo chỉ định của thuốc.

Còn khi sử dụng phải thuốc giả thì có thể không có gì thay đổi hoặc có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, chóng mặt, nổi mẩn,... thì khuyến cáo không nên sử dụng và kiểm tra lại nguồn gốc xuất xứ cũng như liều lượng của loại thuốc đó.

5. Nơi mua thuốc cũng là dấu hiệu để dễ dàng nhận biết

Khi mua thuốc tại những nhà thuốc lớn và uy tín thì mỗi người sẽ được dược sĩ tư vấn kỹ lưỡng và có các loại hóa đơn đầy đủ.

Còn về các loại thuốc từ những người bán dạo hay trên mạng xã hội đều là những loại thuốc có thể không đảm bảo được nguồn gốc nơi sản xuất hay là danh tính của nhãn hàng đó.

Thuốc giả là gì? Những mẹo nhỏ để dễ dàng phân biệt thuốc giả với thuốc thật

Thuốc giả là gì? Những mẹo nhỏ để dễ dàng phân biệt thuốc giả với thuốc thật (Hình từ Internet)

Người buôn bán thuốc giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tại điểm c khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về "hàng giả" là bao gồm các loại thuốc giả được quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016.

Và căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) có quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán thuốc giả về giá trị sử dụng và công dụng như sau:

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 10.000.000 đòng đến dưới 20.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 20.000.000 đòng đến dưới 30.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 30.000.000 đòng đến dưới 50.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Nếu buôn bán thuốc giả tương đương với số lượng của thuốc thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

Ngoài ra, hành vi buôn bán thuốc giả còn bị xử phạt dưới hình thức phạt bổ sung như sau:

- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm (i);

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:

(i) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm;

(ii) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

9 Trần Thị Lan Anh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...