Telemarketing là gì? Telemarketing khác Telesale như thế nào? Nhân viên Telemarketing làm công việc gì?
Tìm hiểu về Telemarketing? Sự khác nhau giữ Telemarketing và Telesale? Nhân viên Telemarketing làm những công việc gì? Trách nhiệm của người quảng cáo được quy định như thế nào?
Telemarketing là gì?
Telemarketing là gì? Đây thực tế là một từ được ghép lại bởi 2 từ là “telephone” - nghĩa là điện thoại và “marketing” - nghĩa là tiếp thị. Đây chính là phương pháp tiếp thị được thực hiện qua giao thức gọi - thoại. Những người chịu trách nhiệm Telemarketing sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, thông báo chương trình ưu đãi,… đến với khách hàng bằng việc gọi điện.
Mục đích chính của Telemarketing nhằm khơi gợi nhu cầu, chăm sóc khách hàng cũ hoặc gia tăng nhận thức của họ về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều đó đồng nghĩa với việc, Telemarketing sẽ không tập trung hoàn toàn vào việc tạo ra doanh số mà chủ yếu là gia tăng sự tương tác của khách hàng với doanh nghiệp thông qua việc gọi điện.
Telemarketing là gì? Telemarketing khác Telesales như thế nào? Nhân viên Telemarketing làm công việc gì? (Hình ảnh từ Internet)
Telemarketing khác Telesales như thế nào?
Trước tiên, telesales là thuật ngữ đã có từ rất lâu. Còn telemarketing chỉ mới được phát triển trong vài năm trở lại đây.
Thứ hai, telesales chỉ là một phần nhỏ của telemarketing. Nói cách khác telemarketing có phạm vi bao phủ rộng hơn và nó bao hàm cả telesales.
Thứ ba, telesales chỉ đơn thuần là một công cụ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng qua điện thoại. Tức là, một cuộc gọi đi phải thu về được một giao dịch thành công. Trong khi đó, telemarketing bao gồm một loạt các hoạt động được thực hiện qua các cuộc gọi như: giới thiệu, cung cấp thông tin, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, xây dựng quan hệ với khách hàng, nghiên cứu thị trường,… và sau cùng dĩ nhiên là bán hàng.
Thứ tư, telesales là bước cuối cùng mang về hợp đồng cho doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là áp lực của người làm telesales. Nhưng với telemarketing thì khác. Telemarketing tập trung chủ yếu vào nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo ra khách hàng tiềm năng, truyền thông đến nhóm khách hàng mục tiêu. Sau đó, tiếp tục giúp doanh nghiệp tương tác và tìm hiểu sâu hơn về khách hàng.
Nhân viên Telemarketing làm công việc gì?
- Thực hiện cuộc gọi đi (Outbound calls).
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
- Đặt câu hỏi và khai thác thông tin.
- Thu thập dữ liệu và khảo sát.
- Mời tham gia/đặt lịch hẹn.
- Cập nhật thông tin.
- Giải đáp thắc mắc cơ bản.
- Phối hợp với bộ phận sales.
- Tuân thủ kịch bản và quy định.
Trách nhiệm của người quảng cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người quảng cáo như sau:
- Phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này.
- Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo qua một trong các cách sau:
+ Đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo sau khi Người quảng cáo gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất;
+ Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, Cổng/Trang thông tin điện tử, các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội của Người quảng cáo;
+ Gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến tổng đài thoại của Người quảng cáo để đăng ký;
+ Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo.
- Cung cấp cho Người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Chịu trách nhiệm và phải có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của Người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo.
- Có giải pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Người sử dụng trong việc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo theo Điều 16, thư điện tử quảng cáo theo Điều 20 Nghị định này.
- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và các cơ quan tổ chức khác có liên quan trong việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
- Lưu trữ thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận từ chối của người sử dụng để phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tối thiểu là 01 năm.
Từ khóa: Telemarketing Telemarketing là gì? Telemarketing khác Telesale như thế nào? Trách nhiệm của Người quảng cáo Quảng cáo dịch vụ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;