Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Để làm kinh doanh, bán hàng thì cần học ngành gì?
Có những ngành nghề trực tiếp liên quan tới kinh doanh như Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử… được mở ra và giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng… nhưng có phải chỉ học những ngành đó mới đi làm kinh doanh, bán hàng được hay không?
>> Nhân viên kinh doanh là gì?
>> Mô tả công việc vị trí Nhân viên kinh doanh
>> Nhân viên kinh doanh bất động sản làm gì?
Vị trí kinh doanh, bán hàng là vị trí hầu hết các công ty thương mại đều phải có. Bộ phận kinh doanh, bán hàng chính là “cửa ngõ” để sản phẩm, dịch vụ của công ty đến được với người tiêu dùng. Để làm được nhân viên kinh doanh, bán hàng, ứng viên phải đáp ứng được nhiều tố chất. Trong đó là trình độ và chuyên môn được đào tạo.
Trong các trường Đại học, Cao đẳng… có nhiều khối ngành liên quan tới kinh doanh như Marketing, Quản trị kinh doanh, Thương mại… nhưng thực tế để làm nhân viên kinh doanh, bán hàng, không nhất thiết người lao động phải được đào tạo qua những chuyên ngành đó.
Là một vị trí công việc đòi hỏi phần nhiều thiên về những kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thỏa thuận…. cho nên có rất nhiều người lao động học “trái ngành” ra vẫn làm được nhân viên kinh doanh, bán hàng vì có tố chất. Cụ thể một số nhóm ngành nghề mà người lao động có thể chuyển hướng sang làm nhân viên kinh doanh, bán hàng như sau…
1. Học Luật ra làm kinh doanh, bán hàng
Nghề kinh doanh là nghề đòi hỏi nhiều về kỹ năng mềm, những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, trình bày, diễn đạt, thỏa thuận…. Đây cũng là những kỹ năng mà một sinh viên Luật được đào tạo trong 04 năm trên ghế giảng đường của Trường Luật. Chính vì vậy, sinh viên Luật ra trường đi làm kinh doanh, bán hàng là chuyện rất dễ gặp ở các phòng kinh doanh của các công ty.
2. Học ngành nghề liên quan tới truyền thông, báo chí
Sinh viên được đào tạo nhóm ngành nghề này thường được trang bị kỹ năng giao tiếp lưu loát, có kiến thức xã hội. Những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục cũng là điểm mạnh. Nhóm sinh viên ngành báo chí, truyền thông cũng phù hợp với kinh doanh, bán hàng.
3. Tài chính – Ngân hàng
Là nhóm ngành nghề được đào tạo về cách quản trị dòng tiền, tiền, là một yếu tố bắt buộc phải có trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng có nhiều điều kiện, cơ sở kiến thức nền để tiếp xúc với nghề kinh doanh, bán hàng.
4. Marketing
Marketing được coi là một hình thức không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt các công việc đều hướng tới chăm sóc khách hàng, quản lý cũng như tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngành Marketing cũng đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng từ nghiên cứu thị trường, hướng dẫn xây dựng và phát triển thương hiệu, tổ chức, quản trị bán hàng, chiến lược sản phẩm, dịch vụ PR... Tất cả những kỹ năng Marketing chuyên nghiệp đều được đào tạo hỗ trợ quá trình kinh doanh và bán hàng tốt hơn.
Với chuyên ngành này các bạn sẽ có kiến thúc nền tảng về quản trị doanh nghiệp đồng thời có những chiến lược kinh doanh và được tiếp cận những kiến thức mới mẻ nhất về kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Chính vì thế đây cũng là ngành học bạn có thể tham khảo để trở thành nhân viên kinh doanh, bán hàng như mong đợi.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Màu tóc đẹp 2025 hợp với xu hướng thị trường? Tìm hiểu xu hướng màu tóc đẹp 2025 để có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Các phần mềm nào phổ biến trong tin học văn phòng? Tin học văn phòng ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Làm thế nào để tự học tin học văn phòng hiệu quả? Hình thức tự học tin học văn phòng tại nhà?
Tin học văn phòng là gì? Kỹ năng tin học văn phòng nào cần năm vững? Tầm quan trọng của tin học văn phòng trong công việc?